-
Điều chỉnh dự toán và kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách trung ương năm 2024 -
Kiến nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân tài sản của Dự án BOT Quốc lộ 51 -
Đà Nẵng: Tỷ lệ giải ngân vốn của các Ban quản lý dự án ra sao? -
Điểm nghẽn khi đầu tư dự án truyền tải điện -
Đà Nẵng cần 538 tỷ đồng đầu tư nút giao Quốc lộ 14B nối cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi
UBND TP.HCM vừa báo cáo tổng kết Đề án điều chỉnh tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TP.HCM giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn 2026 - 2030 (thuộc Chương trình đột phá đổi mới quản lý TP.HCM).
Báo cáo tổng kết cho thấy, tỷ lệ điều tiết ngân sách cho Thành phố liên tục giảm từ 33% vào năm 2000 xuống còn 18% giai đoạn 2017 - 2020. Đến giai đoạn 2022 - 2025 tăng lên 21%
Trong khi, Thành phố cần nhiều nguồn lực hơn để đầu tư vì thời gian qua, Thành phố có tỷ trọng đóng góp cao vào tăng trưởng kinh tế cả nước (khoảng 23% GDP quốc gia).
Hơn nữa, Thành phố có số thu ngân sách chuyển về Trung ương cao nhất cả nước với mức đóng góp hàng năm là 27% số thu ngân sách cả nước.
Nút giao nối giữa cao tốc Bến Lức - Long Thành với Quốc lộ 1 đoạn qua huyện Bình Chánh, TP.HCM. Ảnh: Lê Toàn |
Thế nhưng, Thành phố đang đối diện với nhiều thách thức mới ngày càng gia tăng như: tăng trưởng kinh tế so với cả nước giảm, tỷ trọng xuất khẩu so với cả nước giảm, sự vượt trội về tính cạnh tranh của môi trường đầu tư kinh doanh cũng giảm, hạ tầng giao thông bất cập, cản trở lớn sự phát triển nhanh hơn, bền vững của Thành phố.
Tháng 8/2020, Thành ủy TP.HCM có Tờ trình gửi Bộ Chính trị về chủ trương thực hiện Đề án điều chỉnh tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho Thành phố trong giai đoạn 2022 - 2025 là 23% và giai đoạn 2026 - 2030 là 26%. Tuy nhiên, Thành phố chỉ được chấp thuận ở mức 21%.
Việc được giữ lại 21% ngân sách đã giúp Thành phố có nguồn lực đầu tư cho các dự án hạ tầng trọng điểm và nâng cao phúc lợi của người dân, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thành phố đề xuất giữ tỷ lệ điều tiết ngân sách Thành phố ở mức 21% đến hết năm 2025 và tiếp tục giữ ở mức không thấp hơn 21% trong các năm tiếp theo để tạo điều kiện cho Thành phố có nguồn lực đầu tư phát triển các dự án hạ tầng trọng điểm và thực hiện các nhiệm vụ, đột phá chiến lược.
Về giải pháp sử dụng hiệu quả các nguồn lực chi đầu tư phát triển, Thành phố tập trung giải ngân vốn đầu tư công, quyết tâm hoàn thành kế hoạch đầu tư công, đẩy nhanh triển khai các dự án trọng điểm.
Thành phố sẽ rà soát, phân loại và xây dựng kế hoạch, lộ trình để có phương án xử lý khó khăn, vướng mắc đã tồn tại nhiều năm, đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia, các dự án trọng điểm, dự án sử dụng vốn ODA chậm tiến độ.
-
Gần 27,26 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam, xu hướng tăng đang chậm lại -
Điều chỉnh dự toán và kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách trung ương năm 2024 -
Thủy điện Ialy mở rộng hoàn thành các hạng mục phục vụ ngập nước tuyến năng lượng -
Sửa đổi Luật Đầu tư: Giảm thủ tục, thời gian nhưng không giảm chất lượng dự án
-
TP.HCM đề xuất giữ lại ít nhất 21% ngân sách để ưu tiên đầu tư hạ tầng -
Sửa đổi Luật Quy hoạch: 4 trường hợp được điều chỉnh theo trình tự, thủ tục rút gọn -
Kiến nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân tài sản của Dự án BOT Quốc lộ 51 -
Đà Nẵng: Tỷ lệ giải ngân vốn của các Ban quản lý dự án ra sao? -
Điểm nghẽn khi đầu tư dự án truyền tải điện -
Đà Nẵng cần 538 tỷ đồng đầu tư nút giao Quốc lộ 14B nối cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi -
Thành phố Hà Tĩnh đề xuất 4 dự án đầu tư công giai đoạn 2026-2030
- Medlatec đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024
- SeABank chính thức tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng
- Khu vực Đông Bắc - Tọa độ vàng đầu tư của bất động sản Thủ đô
- Coteccons được vinh danh "Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024"
- Agribank ra mắt Tài khoản Plus: Đột phá trong trải nghiệm ngân hàng số
- FIATO AIRPORT CITY - đầu tư an toàn và bền vững với 2 tiêu chuẩn “vàng”