-
Ra mắt thương hiệu Merry Plaza với mô hình thương mại tích hợp linh hoạt đầy tiềm năng -
EU điều tra phòng vệ thương mại mới các sản phẩm hợp kim mangan và silicon -
Biwase chọn Cnim Martin cung cấp thiết bị lò đốt rác sinh hoạt thứ hai tại Bình Dương -
Mở khóa ngoại giao công nghệ bằng trái tim chân thành -
Chính sách công nghiệp cần tập trung khắc phục những hạn chế cố hữu -
Công ty Chứng khoán DSC nhận định tích cực về triển vọng cổ phiếu HHV trong năm 2025
Theo Sở giao thông - Vận tải TP.HCM, hiện nay, dự án BOT xây dựng đường nối từ đường Nguyễn Duy Trinh vào Khu công nghiệp Phú Hữu (BOT Phú Hữu - TP.Thủ Đức) đã hoàn tất chuẩn bị đưa vào thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ.
Đây là con đường độc đạo vào 2 bến cảng là Tân Cảng - Phú Hữu và cảng Container quốc tế SP-ITC. Trong đó bến Tân Cảng - Phú Hữu là một phần của cảng Cát Lái, cảng container lớn nhất Việt Nam. Còn cảng SP- ITC chính là cảng xuất nhập khẩu hàng hóa lớn thứ hai tại TP.HCM, là cửa ngõ để tiếp nhận và trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu cho các bến cảng ở Cái Mép - cảng nước sâu lớn nhất tại Việt Nam.
Đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, hàng chuyển khẩu, hàng gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh, hàng trung chuyển, hàng xuất nhập khẩu được vận chuyến từ các tỉnh phía Đông - Tây TP.HCM vào 2 cảng này, các phương tiện sẽ phải đóng tiền giá dịch vụ sử dụng dịch vụ đường bộ tại trạm BOT Xa lộ Hà Nội (155.000 đồng/lượt đối với xe tải trên 18 tấn và contener 40 feet) và Trạm thu phí Long Phước trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (163.000 đồng/lượt/container rỗng, 342.000 đồng/lượt/container có hàng).
Hàng hoá được vận chuyển từ các tỉnh phía Nam vào TP.HCM sẽ nộp giá dịch vụ sử dụng đường bộ tại trạm BOT cầu Phú Mỹ (80.000 đồng/lượt xe); trạm BOT đường Nguyễn Văn Linh (35.000 đồng/lượt xe tải 18 tấn).
BOT Phú Hữu. |
Sau đó khi hàng hóa vào các cảng Tân Cảng - Phú Hữu và cảng SP-ITC, dự kiến các phươg tiện vận chuyển phải đóng giá dịch vụ sử dụng đường bộ của dự án BOT Phú Hữu 133.000 đồng/lượt với xe tải trên 18 tấn và contener 40 feet.
Ngoài phí tại các trạm nêu trên, các doanh nghiệp còn phải đóng phí hạ tầng cảng biển khi đưa hàng vào và rời các cảng Tân Cảng - Phú Hữu và cảng SP-ITC với mức phí 250.000 đồng/container 20 feet và 500.000 đồng/container 40 feet.
Điều này, sẽ tạo gánh nặng lớn về chi phí, tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp nói riêng và của TP.HCM nói chung, nhất là đang trong giai đoạn hồi phục sau dịch Covid- 19.
Do đó, Sở giao thông - Vận tải TP.HCM cho rằng, cần xem xét giảm phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển đối với hàng hóa vào và rời Tân Cảng - Phú Hữu và cảng Container quốc tế SP-ITC bằng đường bộ tương ứng với mức thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ tại Trạm BOT Phú Hữu.
Trước đó, như Báo Đầu tư phản ánh (bài Doanh nghiệp xuất nhập khẩu phía Nam “kêu trời” về trạm BOT Phú Hữu), dự án xây dựng đường nối từ đường Nguyễn Duy Trinh vào Khu công nghiệp Phú Hữu được thực hiện theo hình thức BOT, do Công ty cổ phần Xi măng Vicem Hà Tiên (Vicem Hà Tiên) làm chủ đầu tư. Dự án có tổng mức đầu tư là 461 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu hơn 69 tỷ đồng (15%), vốn vay 392 tỷ đồng (85%).
Dự án có quy mô đường bê tông xi măng rộng 30 m, dài 2,626 km, khởi công ngày 6/6/2012 và hoàn thành ngày 14/6/2014. Thời gian khai thác theo phương án hợp đồng là 24 năm.
BOT Phú Hữu chuẩn bị thu phí. |
Tới năm 2023, Vicem Hà Tiên được UBND TP.HCM giao làm chủ đầu tư Dự án lắp đặt hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không dừng (BOT Phú Hữu). Theo đó, BOT Phú Hữu sẽ được lắp hệ thống thiết bị thu phí ETC cho 6 làn xe tại trạm thu phí, mỗi hướng 3 làn, có 1 làn hỗn hợp. Tổng kinh phí thực hiện khoảng 15 tỷ đồng từ nguồn chi phí dự phòng của Dự án Xây dựng đường nối từ đường Nguyễn Duy Trinh vào Khu công nghiệp Phú Hữu.
Ngày 8/3/2024, UBND TP.HCM ký Quyết định số 705/QĐ-UBND, ban hành mức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ tại Dự án BOT Phú Hữu. Theo đó, mức giá tối đa là 133.000 đồng/lượt cho xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên, xe chở hàng bằng container 40 feet.
Hàng loạt doanh nghiệp đã "kêu trời" cho rằng dù chỉ thu phí trên đoạn đường bê tông chưa tới 3 km, nhưng trạm BOT Phú Hữu sẽ ảnh hưởng toàn diện đến hoạt động giao nhận hàng hóa của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phía Nam.
Thậm chí ông Lê Quang Lâm, Giám đốc Công ty QTL Logistics (TP.HCM) đã có đơn gửi Bí thư Thành ủy TP.HCM và cơ quan liên quan, khi cho rằng: “Không hợp lý và tạo thêm những áp lực không đáng có với hoạt động của đại đa số doanh nghiệp xuất nhập khẩu. BOT Phú Hữu sẽ là “phí chồng phí”. Khó khăn khiến mức lợi nhuận của doanh nghiệp mỏng đi, thậm chí chỉ có thể ở mức thu đủ bù chi. Việc phát sinh phí BOT Phú Hữu sẽ trực tiếp đưa doanh nghiệp chúng tôi vào trạng trái bù lỗ trên mỗi chuyến vận tải".
-
Ra mắt thương hiệu Merry Plaza với mô hình thương mại tích hợp linh hoạt đầy tiềm năng -
EU điều tra phòng vệ thương mại mới các sản phẩm hợp kim mangan và silicon -
Biwase chọn Cnim Martin cung cấp thiết bị lò đốt rác sinh hoạt thứ hai tại Bình Dương -
Mở khóa ngoại giao công nghệ bằng trái tim chân thành
-
Chính sách công nghiệp cần tập trung khắc phục những hạn chế cố hữu -
Công ty Chứng khoán DSC nhận định tích cực về triển vọng cổ phiếu HHV trong năm 2025 -
Liên minh Doanh nhân Vùng Vịnh lớn thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam -
ThaiBinh Seed ghi dấu ấn với Giải Vàng Chất lượng quốc gia -
Tanimex đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi khu công nghiệp Tân Bình -
Vinhomes và Tập đoàn Nomura Real Estate hợp tác chiến lược trong lĩnh vực phát triển bất động sản -
Trước thềm 2025: Thị trường co-working space tại TP.HCM có diễn biến đáng chú ý
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up