-
Bình Định phê duyệt nhà đầu tư Dự án Cụm công nghiệp Bùi Thị Xuân (phần mở rộng) -
Bắc Giang sắp có thêm khu công nghiệp Hòa Yên tổng mức đầu tư 3.745 tỷ đồng -
Quảng Trị: Nhà đầu tư kiến nghị gỡ “điểm nghẽn” tại các dự án trọng điểm -
Khởi công đầu tư dự án hơn 300 tỷ đồng tại Làng đại học Đà Nẵng -
Nâng cấp hạ tầng giao thông Khu kinh tế Dung Quất: Tạo động lực thu hút đầu tư -
An Giang: Giải phóng mặt bằng là nút thắt lớn nhất trong giải ngân vốn đầu tư công
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (TCIP) vừa có văn bản gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông - Vận tải để thông tin về chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng Dự án xây dựng cầu, đường Nguyễn Khoái nối quận 1 với quận 4, quận 7.
Theo báo cáo của TCIP, Dự án trước đây được phê duyệt chi phí giải phóng mặt bằng là 1.003 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi áp dụng Luật Đất đai 2024, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án tăng thêm 74 tỷ đồng.
Phối cảnh cầu, đường Nguyễn Khoái. Nguồn: TCIP |
Liên quan đến khoản chi phí 2.986 tỷ đồng bao gồm 1.983 tỷ đồng chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng đoạn đường Tôn Thất Thuyết (phạm vi cầu nhánh), TCIP giải thích rõ, đây là chi phí thuộc Dự án giải phóng mặt bằng để mở rộng đường Tôn Thất Thuyết và công viên cây xanh bờ Kênh Tẻ kết hợp với giải toả nhà ven kênh rạch nên không thuộc Dự án cầu, đường Nguyễn Khoái.
Vì vậy, mức tăng 74 tỷ đồng tại Dự án cầu, đường Nguyễn Khoái vẫn nằm trong chi phí dự phòng của dự án là 579 tỷ đồng nên không vượt tổng mức đầu tư đã được HĐND TP.HCM phê duyệt cuối năm 2023.
Do không phải điều chỉnh chủ trương đầu tư và để kịp thời giải ngân 776 tỷ đồng vốn năm 2024 dành cho dự án, TCIP đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường đôn đốc UBND Quận 4, triển khai các thủ tục bồi thường giải phóng mặt bằng để phê duyệt dự án toán bồi thường trước ngày 30/12/2024.
Dự án xây dựng cầu đường Nguyễn Khoái, là một trong những dự án trọng điểm của TP.HCM, đang được đẩy nhanh tiến độ làm thủ tục để khởi công dịp 30/4/2025.
Cuối năm 2023, HĐND TP.HCM tiếp tục điều chỉnh chủ trương đầu tư và tăng tổng mức đầu tư lên 3.725 tỷ đồng do thay đổi quy mô. Hiện tại, Dự án có tổng chiều dài gần 5 km, trong đó phần cầu khoảng 2,5 km; phần đường dài hơn 2,3 km, rộng từ 26 - 61,5 m.
Hiện nay, hướng đi từ huyện Nhà Bè, quận 7 vào trung tâm TP.HCM chỉ có 2 trục đường chính là Nguyễn Hữu Thọ - cầu Kênh Tẻ và Huỳnh Tấn Phát - cầu Tân Thuận - đường Nguyễn Tất Thành.
Tuy nhiên, 2 trục đường này đã quá tải trầm trọng, dẫn đến tình trạng ùn tắc thường xuyên. Vì vậy, việc đầu tư cầu đường Nguyễn Khoái sẽ tạo thêm hướng lưu thông mới từ trung tâm Thành phố đến Quận 7. Đồng thời, giảm tải cho các tuyến đường xung quanh.
-
Nâng cấp hạ tầng giao thông Khu kinh tế Dung Quất: Tạo động lực thu hút đầu tư -
An Giang: Giải phóng mặt bằng là nút thắt lớn nhất trong giải ngân vốn đầu tư công -
Sửa luật để thêm ưu đãi đón “đại bàng” -
Hưng Yên thu hút các dự án FDI có hàm lượng công nghệ cao -
Đưa Cà Mau trở thành tỉnh khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long -
TP.HCM: Hơn 3.000 dự án đầu tư công không vướng thủ tục nhưng giải ngân ì ạch -
Nhà đầu tư chưa sẵn sàng rót vốn vào 5 dự án BOT tại TP.HCM
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 25/11 -
2 Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu -
3 Công nghiệp xi măng đang... sống mòn -
4 Trình Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vành đai 4 TP.HCM vốn 122.774 tỷ đồng -
5 Hỗ trợ dự án BOT giao thông gặp khó về tài chính
- Tích hợp công nghệ, đón đầu xu hướng Welly Fitness chính thức có mặt tại Hải Phòng
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam
- Bảo Việt Nhân Thọ phát triển bền vững vì một Việt Nam an bình và thịnh vượng
- 40 năm phát triển vững vàng, Mitsubishi Cleansui đồng hành cùng cuộc sống khỏe
- Vietnam Airlines Group thuê thêm 4 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025