-
Bà Trương Mỹ Lan và SCB tranh luận về 6.000 tỷ đồng cho nhóm Công ty Tuần Châu mượn -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời
Chợ Kim Biên vẫn tràn ngập hóa chất tiền thuốc nổ. Ảnh: Trọng Tín |
“Bom hóa chất” Kim Biên: Đâu vẫn hoàn đó!
“Số lượng hóa chất tiền thuốc nổ ở chợ Kim Biên dư sức san bằng toàn bộ một quận”, Thiếu tướng Phan Anh Minh, nguyên Phó giám đốc Công an TP.HCM từng nói như vậy từ năm 2014, tại buổi làm việc với lãnh đạo các sở, ngành và UBND các quận, huyện để bàn các biện pháp chấn chỉnh sau vụ nổ hóa chất kinh hoàng ở chi nhánh Công ty Đặng Huỳnh (quận 12) làm 3 người tử vong, 5 người bị thương và 86 căn nhà thiệt hại.
Kim Biên là ngôi chợ chuyên kinh doanh hóa chất được thành lập từ năm 1965 ở quận 5, TP.HCM, được gọi là chợ “tử thần” bởi tình hình kinh doanh hóa chất khá phức tạp ở đây. Mới đây, sau vụ cháy gây rúng động dư luận cả nước ở Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (Hà Nội), chúng tôi đã đến khu chợ này và vô cùng ngạc nhiên: mọi thứ vẫn đâu hoàn đấy so với 5 năm trước.
Tại đây, rất nhiều loại hóa chất được bày bán, từ chất hóa học dùng trong thí nghiệm đơn giản, chất phụ gia thực phẩm, chất phụ gia công nghiệp, đến các loại hóa chất bị cấm kinh doanh như hàn the, chất tạo nạc cho heo, chất ủ trái cây chín nhanh, thậm chí là những chất dễ gây cháy nổ như NH4NO3, Clo, KNO3, Brom, H2SO4...
Nếu trong chợ là nơi bán hương liệu, phụ gia thực phẩm, thì vành đai chợ là khoảng 40 cửa hàng hóa chất công nghiệp. Ghé vào một cửa hàng bán hóa chất ngay hông chợ, chúng tôi hỏi mua một lượng lớn acid sulfuric (H2SO4 - loại loãng) để sử dụng cho cửa hàng sạc bình ắc quy, bà M. chủ sạp T.L nửa tin nửa ngờ nói: “Bữa nay cấm rồi, không bán thứ đó…”. Song sau một hồi nghe giải thích, thuyết phục, bà M. cũng chịu lấy hàng cho khách xem.
Khi được hỏi mua thêm hóa chất Amoni nitrat - một loại chất dễ gây nổ, bà M. cho hay: “Nếu mua cả thùng 40 kg giá 500.000 đồng, còn mua lẻ thì 15.000 đồng/kg. Nếu mua số lượng lớn thì sẽ được chở đến tận nhà”.
Trên các con đường bao quanh chợ Kim Biên như Phan Văn Khỏe, Kim Biên, Gò Công, Phùng Hưng và Vạn Tượng, chúng tôi cũng dễ dàng tìm thấy các cửa hàng chuyên bán hóa chất công nghiệp. Những “kho” hóa chất này “bủa vây” chợ Kim Biên với vô vàn thùng nhựa được đánh dấu bởi những dòng chữ nguệch ngoạc.
Theo báo cáo mới đây của Sở Công thương TP.HCM, khu vực chợ Kim Biên có hơn 70 cơ sở kinh doanh hóa chất công nghiệp và 25 cơ sở kinh doanh hương liệu, phụ gia thực phẩm. Như vậy, số lượng cửa hàng kinh doanh hóa chất công nghiệp đã tăng vọt so với 5 năm trước, dù “quả bom” này đã có lệnh tháo gỡ.
Tiếp tục sống chung với nỗi lo…
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, từ năm 2003, TP.HCM đã có chủ trương di dời, chuyển đổi hoặc ngưng hoạt động các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm đặc biệt, có nguy cơ cháy nổ cao nằm xen cài trong khu dân cư. Tới thời điểm này, mới có hơn 1.400 cơ sở sản xuất đã được di dời, chuyển đổi hay ngưng hoạt động.
Năm 2016, TP.HCM đã chấp thuận lập Dự án xây dựng Trung tâm kinh doanh hương liệu, hóa chất (gần 11 ha trên địa bàn quận 8) với vốn đầu tư hơn 1.350 tỷ đồng, để đưa các cơ sở kinh doanh kho chứa hóa chất gây mất an toàn trên địa bàn Thành phố nói chung và chợ hóa chất Kim Biên nói riêng vào quản lý tập trung, kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả hơn.
Thời điểm đó, Sở Công thương TP.HCM đã đưa ra chi tiết lộ trình thực hiện Dự án như sau: từ tháng 8/2016 đến 10/2016 điều chỉnh quy hoạch, xây dựng kế hoạch tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư; từ tháng 11/2016 đến 2/2017 bồi thường, giải phóng mặt bằng, hoàn tất thủ tục pháp lý về đầu tư xây dựng; từ tháng 3/2017 đến 11/2017 khởi công xây dựng; tổ chức di dời và chính thức đưa vào vận hành từ tháng 12/2017.
Song theo kết luận của UBND TP.HCM sau khi nghe Sở Công thương và các sở, ngành báo cáo, thì tới giờ này, cơ quan chức năng vẫn đang loay hoay ở giai đoạn xác định rõ thời gian bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng; thời gian thi công xây dựng và thời gian di dời các hộ kinh doanh vào nơi mới. Sau khi xác định được thời gian trên, mới đưa vào điều kiện để tổ chức đấu thầu chọn nhà đầu tư…
Trao đổi với báo chí, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, sau khi tìm được nhà đầu tư, Dự án sẽ mất 3 năm để thực hiện việc đền bù, giải phóng mặt bằng. Khi có quỹ đất, việc thi công Dự án sẽ được thực hiện trong 2 năm.
Như vậy, nếu mọi việc xuôi chèo mát mái, thì cũng phải mất 5 năm nữa, “quả bom hóa chất” Kim Biên mới gỡ được. Cũng phải từng đó thời gian, người dân TP.HCM vẫn sống trong nỗi lo “chợ Kim Biên dư sức san bằng toàn bộ một quận”, nếu không có giải pháp quyết liệt kiểm tra, kiểm soát mối họa.
Được biết, UBND TP.HCM vừa có văn bản giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan, đặc biệt là Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp, UBND quận 8 xác định rõ thời gian hoàn thành hợp đồng, bao gồm thời gian bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng, thời gian thi công xây lắp dự án và thời gian hoàn thành việc bố trí các hộ kinh doanh hóa chất trong và ngoài chợ Kim Biên (đảm bảo đúng tiêu chuẩn, điều kiện quy định của Trung tâm hương liệu và hóa chất mới).
Mới đây, UBND TP.HCM cũng đã yêu cầu Cục Quản lý thị trường Thành phố, từ nay đến cuối năm, tập trung tổng kiểm tra tất cả các kho chứa hàng trên địa bàn thành phố, xử lý nghiêm các trường hợp không có giấy phép, đặc biệt là sẽ khởi tố hình sự các kho chứa hóa chất nếu sai phạm.
Nhiều sai phạm trong kinh doanh hóa chất
Báo cáo với Ban chỉ đạo 389 quốc gia mới đây, Ban chỉ đạo 389 TP.HCM cho biết, qua kiểm tra đối với 32 doanh nghiệp kinh doanh hóa chất và pha chế dung môi trên địa bàn TP.HCM, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều sai phạm. Cụ thể, không ít doanh nghiệp ghi thiếu nội dung bắt buộc trên nhãn hóa chất; mua bán hóa chất với đơn vị không đủ điều kiện kinh doanh hóa chất nguy hiểm; không lưu đầy đủ thông tin về khách hàng, địa điểm, mục đích sử dụng hóa chất; không bố trí cho nhân viên cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn hóa chất; không có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoặc giấy phép kinh doanh chất hạn chế kinh doanh; không xuất trình được phiếu thông tin an toàn hóa chất gốc của nhà sản xuất…
-
Quảng Nam: Dự án làm 8 năm không xong do lỗi của các cơ quan nhà nước -
Bà Trương Mỹ Lan và SCB tranh luận về 6.000 tỷ đồng cho nhóm Công ty Tuần Châu mượn -
Vạn Thái Land bán 1.064 căn hộ sai đối tượng: Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM phản hồi -
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể
-
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Đằng sau khoản lợi “khủng” từ những thương vụ mua bán dự án tai tiếng - Bài 5: Mua, “phá” để “lấy” vô cùng nguy hại -
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời -
“Bà chủ” Công ty Xuyên Việt Oil khai gì về những hành vi sai phạm
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024