-
Chủ tịch Quốc hội: Cần Thơ sẽ ngày càng phát triển, sớm trở thành đô thị thông minh, giàu đẹp
-
Đà Nẵng thông qua loạt dự án đấu thầu dự án đầu tư có sử dụng đất
-
Phấn đấu đến năm 2026 khu vực đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 600 km đường cao tốc
-
Quy chế làm việc của Tổ công tác triển khai đầu tư đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội
-
Hà Nội đầu tư 250 tỷ đồng mở Cụm công nghiệp làng nghề Thạch Xá giai đoạn 1 -
Động thổ dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Cần Thơ, vốn đầu tư 5.400 tỷ đồng
Năm 2025, TP.HCM đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 10% so với năm 2024, đồng thời hoàn thành và vượt 22 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Các chuyên gia cho rằng, đây là một mục tiêu rất cao vì từ năm 2011 đến nay, chỉ duy nhất năm 2022 tăng trưởng kinh tế của Thành phố đạt 9,25% do năm 2021 tăng thấp vì bị tác động của đại dịch Covid-19. Nhưng điều này không có nghĩa là không thể đạt được nếu có giải pháp đột phá để giải tỏa những “cục máu đông”.
Theo Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, để đạt được GRDP tăng trưởng 2 con số so với năm 2024 thì các quý phải tăng ít nhất 9,5% trở lên. Cụ thể, quý I tăng 9,51%; quý II tăng 10,08%; quý III tăng 10,1%, quý IV tăng 10,58% và cả năm 2025 tăng 10,06% so với năm 2024.
Tại phiên họp về tình hình kinh tế - xã hội 2 tháng đầu năm 2025 diễn ra mới đây, TS. Trương Minh Huy Vũ (Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM) phát biểu, để đạt được mục tiêu tăng trưởng thì phải tập trung huy động vốn đầu tư, bao gồm đầu tư công và các nguồn lực đầu tư xã hội khác, với tổng số vốn hơn 600.000 tỷ đồng. Trong đó, đẩy nhanh việc hoàn thiện các dự án lớn được chuẩn bị từ nhiều năm như đường Vành đai 3, Vành đai 4, các tuyến metro, Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ... bởi đây là những dự án giúp thúc đẩy tăng trưởng.
“Bài toán quan trọng nhất để đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số năm 2025 là làm sao giải ngân đầu tư công và hấp thụ vốn của cả nền kinh tế. Đây là vấn đề then chốt”, ông Vũ nhấn mạnh.
Tương tự, bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Tài chính cũng cho rằng, Thành phố cần tập trung giải ngân đầu tư công và huy động vốn đầu tư toàn xã hội.
Đối với đầu tư công, các nhóm dự án dự kiến khởi công năm 2025 phải hoàn tất công tác quyết định đầu tư ngay trong những tháng đầu năm để kịp khởi công trong năm 2025. Đồng thời, tập trung giải quyết các dự án tồn đọng đang dừng thi công để khơi thông nguồn lực.
Với các dự án đầu tư bằng vốn tư nhân, Thành phố cần chuẩn bị về đất đai, quy hoạch, thủ tục để thúc đẩy thực hiện 84 dự án thuộc Danh mục thu hút đầu tư giai đoạn 2024-2025. Đối với 11 khu vực dự kiến thực hiện TOD (mô hình phát triển đô thị lấy giao thông công cộng làm trung tâm) cần hoàn tất thủ tục để thu hút nhà đầu tư vào làm ngay.
Bên cạnh việc làm mới và thúc đẩy trụ cột đầu tư, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM đề xuất, Thành phố cần tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống về tiêu dùng, xuất khẩu. Đồng thời, đẩy mạnh các động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, kinh tế ban đêm.
Do đó, ngoài những chính sách về thu hút đầu tư, Thành phố phải nâng cao năng lực hấp thụ vốn đầu tư. Một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao khả năng hấp thụ vốn đầu tư là đột phá về thể chế, cơ chế chính sách, tạo điều kiện để nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận các nguồn lực đất đai, nguồn nhân lực một cách hiệu quả nhất theo cơ chế thị trường. Từ đó, đảm bảo dòng chảy thị trường nguồn nhân lực, đất đai, thị trường vốn luôn được thông suốt.
Theo tính toán, ước tính, kinh tế TP.HCM tăng trưởng 10% trong năm 2025 thì GRDP Thành phố sẽ tăng trên 256.000 tỷ đồng so với năm 2024.
TS. Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế nhận định, hai điểm nghẽn về thể chế và hạ tầng đang được TP.HCM tích cực tháo gỡ. Sắp tới, Thành phố sẽ đầu tư nhiều dự án lớn như hệ thống đường sắt đô thị, dự án rạch xuyên tâm, các tuyến đường vành đai, cao tốc liên vùng... Đây là những điểm nghẽn hấp thụ vốn, khi được tháo gỡ sẽ kéo GRDP đi lên, giúp Thành phố đạt được mục tiêu tăng trưởng 2 con số.
Tại cuộc họp về tình hình kinh tế - xã hội 2 tháng đầu năm, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được chỉ đạo các đơn vị liên quan chuẩn bị thành lập ngay các tổ công tác như Tổ công tác đặc biệt, Tổ giải ngân đầu tư công, Tổ hỗ trợ doanh nghiệp và xúc tiến đầu tư, Tổ thúc đẩy phát triển trung tâm tài chính...
“Từng người đứng đầu phải xem đây là nhiệm vụ của mình chứ không của riêng ai, cùng nhau hành động, cùng nhau đưa Thành phố đạt mức tăng trưởng 2 con số để bước vào kỷ nguyên mới”, ông Nguyễn Văn Được nhấn mạnh.

-
Quy chế làm việc của Tổ công tác triển khai đầu tư đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội -
Hà Nội đầu tư 250 tỷ đồng mở Cụm công nghiệp làng nghề Thạch Xá giai đoạn 1 -
Động thổ dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Cần Thơ, vốn đầu tư 5.400 tỷ đồng -
TP.HCM khởi công mở rộng tuyến đường hơn 2.000 tỷ đồng nối vào cảng Cát Lái -
Đà Nẵng lên kế hoạch xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo quy mô lớn -
Quảng Ngãi cam kết hỗ trợ dự án thép trọng điểm của Hòa Phát -
Đề xuất đầu tư công tuyến đường sắt 3,5 tỷ USD; Bến Tre rót 15.071 tỷ đồng phát triển các cụm công nghiệp
-
1 Tăng vốn 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã: Không thuộc thẩm quyền Quốc hội, chưa rõ nguồn bố trí
-
2 Đừng để người ở biệt thự “tranh suất” mua nhà ở xã hội với người nghèo
-
3 Tiền gửi bị hút khỏi ngân hàng, sức ép lãi suất lại tăng
-
4 Áp thuế thu nhập chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để tránh “lướt sóng”
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
Vedan Việt Nam đón nhận giải Rồng Vàng 2025
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô