
-
UBND TP. Hà Nội đề xuất Thủ tướng thời gian khởi công 3 cầu lớn vượt sông Hồng
-
Lãnh đạo Quảng Trị chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cho các dự án truyền tải điện
-
Hà Nội kêu gọi đầu tư vào Cụm công nghiệp Tam Hiệp 2 quy mô 47 ha
-
Vướng quy định trong việc lập Quỹ Đầu tư hạ tầng giao thông vùng
-
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai loạt dự án trọng điểm -
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4
![]() |
Bốc dỡ hàng hóa tại cảng Cát Lái. (Ảnh : Hoàng Hải/TTXVN) |
Để có thể triển khai dự án, phát huy tối đa hiệu quả kinh tế dự án, ông Lê Văn Khoa yêu cầu Sở Giao thông Vận tải chủ trì với Sở Quy hoạch Kiến trúc, Ủy ban Nhân dân quận 9, Ủy ban Nhân dân huyện Củ Chi đánh giá kỹ sự cần thiết của dự án, xác định nhu cầu vận chuyển hàng hóa của khu vực để cân đối quy mô cảng; đồng thời chủ động kêu gọi doanh nghiệp tham gia đầu tư. Cùng với đó, tiến hành các giải pháp đồng bộ để mở rộng luồng, tiến hành nạo vét, nâng cầu, điều chỉnh quy hoạch diện tích cây xanh bù đắp cho phần phục vụ dự án.
Tại cuộc họp, đại diện Sở Giao thông Vận tải thành phố đề nghị thành phố bổ sung vào quy hoạch cảng cạn ICD Tây Bắc tại khu vực huyện Củ Chi, vị trí cách cầu An Hạ 11km theo hướng tính từ cầu An Hạ đi Quốc lộ 22-Lê Lợi-Quang Trung-Đặng Thúc Vịnh. Dự tính cảng cạn tại đây có tổng diện tích 10ha, công suất đến năm 2020 đạt 150.000 teu. Trong khi đó, cảng cạn phục vụ Khu công nghệ cao dự kiến sẽ được xây dựng trên diện tích 6ha, phục vụ cho hoạt động của Khu công nghệ cao, trong đó có Tập đoàn Samsung.
Theo ông Lê Thành Đại, Phó Trưởng Ban quản lý Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, trung bình mỗi ngày có đến 800 xe container từ Khu công nghệ cao (quận 9) di chuyển đến cảng Cát Lái (quận 2), gây áp lực cho giao thông đường bộ. Vì thế, việc xây dựng cảng cạn trong Khu công nghệ cao không những phục vụ cho Khu công nghệ cao mà còn giảm áp lực giao thông đường bộ, khai thác hiệu quả vận tải đường thủy từ Khu công nghệ cao đến cảng Cát Lái qua rạch Ông Nhiêu. Muốn vậy phải nạo vét tuyến luồng, nâng tĩnh không thông thuyền cầu Tăng Long và Ông Nhiêu từ 3,5 lên 6m.
Ông Lê Hoàng Minh, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thành phố, cho biết việc lập cảng cạn ở Khu công nghiệp Đông Nam huyện Củ Chi sẽ giảm tải hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ cho Khu công nghiệp Đông Nam và Khu Công nghiệp Tây Bắc huyện Củ Chi, nhất là sau khi cầu Bình Lợi nâng tĩnh không thông thuyền đồng thời giúp vận chuyển hàng hóa thuận lợi hơn từ khu vực Đông Nam Bộ (Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương) về cảng Cát Lái qua sông Sài Gòn.
Hiện có 11 cảng cạn kết nối với cảng biển Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó trên địa bàn thành phố có bảy cảng cạn (ICD Phước Long, ICD Transimex, ICD Sotrans, ICD Tây Nam, ICD Phúc Long, CID Tân Tạo, ICD Transimes trong Khu công nghệ cao). Trong đó cảng ICD Phước Long, ICD Transimex, ICD Sotrans, ICD Tây Nam nằm trong cụm cảng Trường Thọ với tổng chiều dài bến 2,5km, diện tích 63ha, công suất khai thác hiện tại đạt 1,8 triệu teu/năm./.

-
Vướng quy định trong việc lập Quỹ Đầu tư hạ tầng giao thông vùng -
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai loạt dự án trọng điểm -
Hiệu chỉnh phương án hình thành Cảng hàng không Tây Ninh -
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4 -
TP.HCM khởi công dự án rạch Xuyên Tâm trong tháng 4/2025 sau 20 năm ì ạch -
Đề xuất cơ quan chủ quản tuyến cao tốc Tân Quang - Thanh Thủy vốn 14.852 tỷ đồng -
Hà Nội thu hút đầu tư nước ngoài đạt 1,4 tỷ USD, tăng 49,5% trong quý I
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort