-
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
TP.HCM khánh thành và thông xe 10 dự án trong tháng 1/2025 -
Trình Thủ tướng Quy hoạch Cảng hàng không Côn Đảo trong quý II/2025 -
Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
Thành lập Ban Chỉ đạo về Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP.HCM vừa có văn bản đề xuất UBND TP.HCM xem xét bổ sung kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 với số vốn 71.700 tỷ đồng đồng để xây dựng các tuyến đường cao tốc, vành đai, quốc lộ, các tuyến giao thông trục chính, cầu lớn.
Với số vốn 71.700 tỷ đồng, Sở GTVT TP.HCM dự kiến bố trí hơn 66.800 tỷ đồng cho 61 dự án đường bộ; khoảng 1.700 tỷ đồng thực hiện 2 chương trình đầu tư công, gồm tăng năng lực khai thác an toàn giao thông và phòng chống sạt lở sông, rạch trên địa bàn.
Số còn lại hơn 3.100 tỷ đồng sẽ đầu tư các công trình xây kè, chống sạt lở và nạo vét luồng đường thuỷ.
Nút giao thông Mỹ Thủy đang được đầu tư giai đoạn 2 để giải quyết ùn tắc giao thông dẫn vào cảng Cát Lái |
Để thực hiện được các mục tiêu đã đề ra, Sở GTVT kiến nghị UBND Thành phố chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các Sở ngành liên quan, tham mưu bố trí bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 từ nguồn vốn thành phố.
Theo đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông TP.HCM giai đoạn 2020 – 2030 đã được UBND thành phố đã phê duyệt, Thành phố dự kiến đầu tư khoảng 454 km bao gồm các tuyến đường cao tốc, vành đai, quốc lộ, các tuyến giao thông trục chính, cầu lớn….
Tổng kinh phí dự kiến trong giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 266.000 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách 92.000 tỷ đồng, vốn đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) là 174.00 tỷ đồng.
Do nguồn vốn ngân sách còn hạn chế, trong giai đoạn này thành phố mới chỉ bố trí cho lĩnh vực giao thông là 52.744 tỷ đồng, đạt 19,8% so với nhu cầu.
Hiện nay, việc đầu tư các dự án hạ tầng giao thông tại TP.HCM được thực hiện chủ yếu bằng nguồn vốn ngân sách. Các hình thức đầu tư khác như BOT, PPP ở thời điểm hiện tại không thu hút được nhà đầu tư tham gia.
TP.HCM dự kiến đấu giá các khu đất dọc một số tuyến đường giao thông để lấy vốn đầu tư trở lại cho hạ tầng, tuy nhiên đến nay việc này vẫn chưa được thực hiện.
Từ tháng 4/2022, TP.HCM chính thức thu phí hạ tầng cảng biển để có thêm vốn bổ sung cho xây dựng hạ tầng. Tuy nhiên, khoản thu này cũng đang gặp nhiều phản đối của doanh nghiệp vì mức thu quá cao.
-
Bình Định sẽ khởi công đường băng số 2 tại sân bay Phù Cát vào tháng 8/2025 -
Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
Đề xuất vị thế mới cho Cảng hàng không Gia Bình -
Thành lập Ban Chỉ đạo về Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam -
Dự án hạ tầng du lịch ven biển Quảng Trị sắp về đích -
Đầu tư hơn 4.139 tỷ đồng xây dựng khu công nghiệp Yên Bình 3, tỉnh Thái Nguyên
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết