-
Thời điểm “vàng” kích cầu tiêu dùng cuối năm -
Ngành gỗ và nội thất đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa -
Giải pháp công nghệ từ Tetra Pak giúp lưu trọn vị tươi ngon của trái dừa -
Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD -
Xuất nhập khẩu cả năm 2024 dự kiến vượt 782 tỷ USD -
Xăng RON95 tăng lên 21.000 đồng/lít
Ngày 8/8, Sở Công thương TP.HCM đã có văn bản về thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng gạo trên địa bàn.
Cụ thể, các doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu gạo cần thực hiện nghiêm túc, tuân thủ quy định về thu mua thóc, gạo hàng hoá nhằm đảm bảo cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, duy trì mức dự trữ, lưu thông theo quy định... trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo theo các nội dung được nêu tại văn bản số 584/XNK-NS ngày 21/7/2023 của Cục Xuất Nhập khẩu – Bộ Công thương và văn bản số 102/BCTTTTN ngày 3/8/2023 của Bộ Công Thương.
Sở Công thương TP.HCM yêu cầu doanh nghiệp và các quận, huyện trên địa bàn cần có phương án tốt nhất để bình ổn thị trường với các mặt hàng gạo. |
Với doanh nghiệp bình ổn thị trường (các mặt hàng gạo), Sở Công thương TP.HCM yêu cầu thực hiện nghiêm túc quy chế chương trình Bình ổn thị trưởng trên địa bản TP.HCM. Đồng thời, các doanh nghiệp cần chủ động triển khai kế hoạch thu mua, dự trữ, đảm bảo nguồn hàng, cung ứng đủ, vượt số lượng đã đăng ký trong mọi tình huống; đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và bán đúng giá đăng ký đã được Sở Tài chính công bố.
Ngoài ra, mỗi doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường cần thực hiện thu mua, giao hàng theo tiến độ hợp lý và cân đối đảm bảo nguồn cung cho thị trường, duy trì lượng hàng dự trữ bình ổn thị trường đầy đủ để sẵn sàng cung ứng ra thị trường khi cần thiết.
Theo Sở Công thương TP.HCM với hệ thống đại lý, cửa hàng, mạng lưới phân phối trực thuộc các cửa hàng, điểm bán bình ổn thị trường… cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện và chấp hành đầy đủ các quy định của chương trình về công tác trưng bày hàng hóa, niêm yết giá, bán đúng giá quy định.
Tại các hệ thống phân phối hiện đại, cần dự báo nhu cầu thị trường, có kế hoạch thu mua, dự trữ và kịp thời cung ứng mặt hàng gạo phục vụ thị trường trong mọi tình huống. Đặc biệt, các hệ thống phân phối nên phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp bình ổn thị trường, doanh nghiệp cung ứng gạo; chủ động đàm phán hợp đồng phân phối các mặt hàng gạo trên tinh thần hỗ trợ, chia sẻ, hợp tác bền vững và có kế hoạch giao nhận hàng dài hạn, ổn định.
Ngoài ra, Sở Công thương TP.HCM yêu cầu UBND các quận, huyện và TP. Thủ Đức có chỉ đạo đến các phòng ban chuyên môn theo dõi sát sao diễn biến thị trường, giá cả các mặt hàng gạo trên địa bàn và kịp thời báo cáo, đề xuất phương án xử lý khi có dấu hiệu khan hiếm hàng hóa.
Song song đó là hoạt động tăng cường kiểm tra việc chấp hành quy định nhà nước về giá hàng hoá tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích trên địa bàn… của các quận, huyện thông qua công tác quản lý giá cả, chất lượng hàng hóa, việc cân, đong hàng hóa, niêm yết giá trong phạm vi quản lý.
-
Giải pháp công nghệ từ Tetra Pak giúp lưu trọn vị tươi ngon của trái dừa -
Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD -
Thụy Điển sẽ là thị trường tiềm năng của trái cây tươi Việt Nam -
Xuất nhập khẩu cả năm 2024 dự kiến vượt 782 tỷ USD -
Xăng RON95 tăng lên 21.000 đồng/lít -
Festival nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội lần 3 năm 2024 -
Sản xuất nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up