
-
TP.HCM sẽ có phường Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định
-
Chi tiết các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
-
Hải Phòng đưa 4 dự án chậm triển khai, tiến độ kéo dài vào diện theo dõi, xử lý
-
HĐND TP.HCM bàn phương án sáp nhập tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu
-
Báo cáo Bộ Chính trị về tháo gỡ khó khăn của dự án năng lượng tái tạo trong tháng 6/2025 -
Chủ tịch Hà Nội có thêm nhiệm vụ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa ký ban hành kế hoạch triển khai các biện pháp xử lý các dự án, công trình tồn đọng, dừng thi công, thi công chậm tiến độ; công trình, trụ sở, công sở không sử dụng hoặc sử dụng chưa hiệu quả.
Kế hoạch được ban hành nhằm quán triệt, triển khai nghiêm túc, hiệu quả chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về chống lãng phí.
Đồng thời, tổ chức thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ và các chỉ đạo của Thủ tướng về sử dụng hiệu quả các nguồn lực, triển khai nhanh các công trình, dự án, không để thất thoát, lãng phí, nhất là các dự án tồn đọng, dừng thi công, trụ sở các cơ quan, ngân hàng thương mại nhà nước, các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp nhà nước, các bệnh viện, khu ký túc xá sinh viên... thuộc phạm vi, địa bàn TP.HCM quản lý.
Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng tại TP.HCM đang gặp nhiều vướng mắc khiến công trình vẫn chưa hoàn thiện theo kế hoạch. Ảnh: Trọng Tín. |
Theo kế hoạch, các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, TP. Thủ Đức; người đứng đầu doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trực thuộc UBND thành phố hoặc của doanh nghiệp có phần vốn góp của các doanh nghiệp này căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao tập trung tiến hành triển khai rà soát để giải quyết dứt điểm các công trình, dự án tồn đọng, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát.
Căn cứ tình hình thực tế xử lý các công trình, dự án tồn đọng trên địa bàn, Thành phố tập trung rà soát 5 nhóm,
Nhóm 1, các dự án đầu tư, bao gồm các dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công và Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Nhóm 2, các tài sản công bao gồm trụ sở, công sở của các cơ quan, đơn vị hoặc các tài sản công khác theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Nhóm 3, các tài sản, dự án đầu tư của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trực thuộc UBND thành phố hoặc của doanh nghiệp có phần vốn góp của các doanh nghiệp này; các dự án do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện, có sử dụng tài sản công để góp vốn, hết thời hạn hoạt động, gia hạn thời hạn hoạt động.
Nhóm 4, các dự án đã hoặc đang liên quan tới quá trình thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử.
Nhóm 5, các khu đất có diện tích lớn, vị trí đắc địa, có phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng… chưa được đưa vào sử dụng.
Lãnh đạo UBND Thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổ chức họp với các cơ quan liên quan để tổng hợp danh mục công trình, dự án tồn đọng. Trong đó, xác định rõ nội dung vướng mắc, thẩm quyền xử lý, các thủ tục phải thực hiện để xử lý vướng mắc, cơ quan đầu mối được giao nhiệm vụ để theo dõi, tổng hợp và thực hiện việc xử lý vướng mắc.
Đồng thời, đề xuất danh sách ngắn (khoảng 10 - 20 công trình/dự án) đối với các dự án thuộc 3 nhóm (đầu tư công, đầu tư tư, đầu tư PPP) đang được dư luận quan tâm và có khả năng xử lý dứt điểm trong năm 2024 để thúc đẩy xử lý ngay trong năm 2024, song song với quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch xử lý tổng thể tất cả các dự án vướng mắc.
Lãnh đạo Thành phố cũng yêu cầu, đối với những nội dung công việc thuộc thẩm quyền, chủ động có giải pháp xử lý ngay, dứt điểm các vướng mắc, tồn tại. Đối với nội dung vượt thẩm quyền, khẩn trương rà soát, báo cáo rõ nội dung vướng mắc về cơ chế chính sách, về quy định pháp luật; đề xuất giải pháp xử lý, cơ quan có trách nhiệm giải quyết và cấp có thẩm quyền quyết định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo kịp thời.
UBND Thành phố cho hay sẽ xử lý nghiêm trách nhiệm tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ kéo dài, gây lãng phí nguồn lực.
Các cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm, chậm trễ và không đáp ứng yêu cầu công việc được giao trong giải quyết vấn đề liên quan sẽ bị thay thế, điều chuyển sang công việc khác.

-
Trình Quốc hội một trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam -
HĐND TP.HCM bàn phương án sáp nhập tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu -
Báo cáo Bộ Chính trị về tháo gỡ khó khăn của dự án năng lượng tái tạo trong tháng 6/2025 -
Chủ tịch Hà Nội có thêm nhiệm vụ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã -
Quảng Bình - Quảng Trị bàn kế hoạch “về chung một nhà” -
Giao quyền chủ động hoàn toàn cho doanh nghiệp nhà nước -
Người dân không cần làm lại sổ đỏ sau khi sáp nhập địa phương
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa