-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí
Bộ GTVT từng lên kế hoạch thu phí trở lại tại trạm BOT Cai Lậy từ ngày 25/3/2019. |
Đây là nội dung trong thông cáo vừa được Bộ GTVT đã phát đi. Cụ thể, tại cuộc họp ngày 14/3/2019, Bộ GTVT và UBND tỉnh Tiền Giang đã thống nhất tổ chức thu tiền dịch vụ tại trạm Cai Lậy dự kiến từ ngày 25/3/2019. Đồng thời, các bên đã thống nhất mở rộng phạm vi miễn, giảm giá từ bán kính 5 km lên 10 km (tương ứng từ 8 lên khoảng 31 xã, phường).
Do công tác rà soát, thống kê các phương tiện miễn giảm được mở rộng nói trên chưa hoàn thành, do vậy thời gian Dự kiến thu tiền dịch vụ trở lại ngày 25/3/2019 chưa thể thực hiện.
Hiện nay, Bộ GTVT đang tích cực khẩn trương phối hợp với địa phương và các cơ quan liên quan rà soát để thống nhất các phương tiện miễn, giảm nhằm sớm tổ chức việc thu tiền dịch vụ trở lại hoàn vốn cho Dự án và sẽ sớm thông báo thời gian thu phí trở lại tại trạm BOT Cai Lậy.
Dự án Xây dựng công trình Quốc lộ 1 đoạn tránh thị trấn Cai Lậy và tăng cường mặt đường Km1987+560-Km2014+000, tỉnh Tiền Giang theo hình thức hợp đồng BOT. Nhà đầu tư là Liên danh Công ty CP Tư vấn đầu tư xây dựng Bắc Ái (65%) và Công ty CP Đầu tư thương mại và xây dựng giao thông 1 (35%). Doanh nghiệp dự án là Công ty TNHH Đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang.
Dự án có điểm đầu tại Km1987+560, QL1 thuộc huyện Cai Lậy; điểm cuối tại Km2014+000, QL1 thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Dự án bao gồm: 26,5 km tăng cường nền, mặt đường; sửa chữa, gia cường công trình cầu; xây dựng bổ sung, khơi thông hệ thống thoát nước dọc trên QL1 hiện hữu và xây dựng mới 12 km đường tránh thị trấn Cai Lậy đạt quy mô đường cấp III - Đồng bằng. Tổng mức đầu tư dự án là 1.398,18 tỷ đồng. Phương án tài chính: thời gian thu sau khi điều chỉnh giảm giá khoảng 15 năm 9 tháng. Dự án được khởi công năm 2014 và hoàn thành năm 2017.
Sau khi Dự án hoàn thành, Nhà đầu tư tổ chức thu tiền dịch vụ từ ngày 01/8/2017. Do có những diễn biến phức tạp, mất trật tự, an toàn giao thông tại trạm thu phí Cai Lậy, ngày 14/8/2017 Nhà đầu tư đã tạm dừng hoạt động thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ.
Ngay sau đó, Bộ GTVT đã làm việc trực tiếp với UBND tỉnh Tiền Giang, thống nhất phương án xử lý miễn giảm giá dịch vụ sử dụng đường bộ (giảm 30% cho toàn bộ phương tiện và miễn 50-100% cho 4 xã lân cận), tuyên truyền cho nhân dân và xây dựng kế hoạch tổ chức thu tiền dịch vụ trở lại. Ngày 30/11/2017, trạm thu phí Cai Lậy hoạt động trở lại. Tuy nhiên, tình hình tiếp tục diễn biến rất phức tạp, mất an ninh trật tự. Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 04/12/2017, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tạm dừng 1 tháng để nghiên cứu phương án xử lý.
Ngay sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 3887/TB-VPCP ngày 08/12/2017, Bộ GTVT đã triển khai thực hiện khảo sát lưu lượng giao thông trong 04 ngày liên tục 24/24h (kết quả lưu lượng phương tiện trung bình qua Dự án khoảng 26.214 lượt/ngày đêm; trên QL1 khoảng 16.779 lượt/ngày đêm và trên tuyến tránh khoảng 9.435 lượt/ngày đêm). Rà soát, tính toán lại toàn bộ chi phí đầu tư Dự án, có cập nhật kết luận của Thanh tra, Kiểm toán. Kết quả: tổng chi phí đầu tư là 1.380,94 tỷ đồng (tuyến tránh 680,77 tỷ đồng; tăng cường mặt đường QL1 là 379,73 tỷ đồng; trạm thu phí 100,64 tỷ đồng và GPMB 219,80 tỷ đồng). Cập nhật các thông số đầu vào và đàm phán sơ bộ nhà đầu tư về các phương án báo cáo.
Triển khai kết luận của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã làm việc với địa phương và các Bộ liên quan. Các phương án đưa ra thảo luận, xin ý kiến là phương án ưu tiên 1 và ưu tiên 2 (phương án 1 và phương án 2) Bộ GTVT đã báo cáo tại văn bản số 170/BGTVT-ĐTCT ngày 21/3/2018 nói trên.
Ngày 1/6/2018, Bộ GTVT đã họp và báo cáo đánh giá ưu, nhược điểm các phương án với Thường vụ Tỉnh uỷ, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Lãnh đạo UBND tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, các sở, ban, ngành và huyện, thị xã có liên quan của tỉnh Tiền Giang. Đồng thời, ngày 27/8/2018, Bộ GTVT đã làm việc với các Bộ: Công an, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền thông; UBND tỉnh Tiền Giang và Nhà đầu tư. Đại diện các Bộ có ý kiến Phương án 1 là lựa chọn hợp lý, có nhiều ưu điểm hơn.
Bộ GTVT đã họp lấy ý kiến các Bộ và địa phương để hoàn chỉnh phương án báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Tại Văn bản số 170/BGTVT-ĐTCT ngày 21/3/2018, Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ 5 phương án xử lý, trong đó ưu tiên 1 là “Giữ nguyên trạm thu phí Cai Lậy, thực hiện giảm giá cho các phương tiện và mở rộng phạm vi giảm giá cho nhân dân khu vực lân cận trạm” và ưu tiên 2 là “Xây dựng thêm 1 trạm trên tuyến tránh, thu trên cả 2 trạm, phương tiện đi trên tuyến nào, doanh thu sẽ hoàn vốn cho tuyến đó”.
Thực hiện kết luận chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Thông báo số 64/TB-VPCP ngày 04/5/2018, số 430/TB-VPCP ngày 13/11/2018 và văn bản số 100/TTg-CN ngày 20/12/2018, Bộ GTVT sẽ triển khai thu tiền dịch vụ tại trạm Cai Lậy để hoàn vốn đầu tư Dự án theo phương án giảm giá tối đa cho tất cả các phương tiện qua trạm Cai Lậy (xe nhóm 1 từ 35.000 đồng/lượt xuống 15.000 đồng/lượt, tương ứng là 57%...) và mở rộng phạm vi miễn, giảm giá vùng lân cận lên đến khoảng 10km. Giữ nguyên vị trí trạm như hiện nay (trạm Cai Lậy), tổ chức thu giá dịch vụ với công nghệ thu tự động không dừng và một dừng. Theo lộ trình, sẽ cơ bản thu tự động không dừng cho tất cả các làn (thu kết hợp không dừng và một dừng ở 2 làn hỗn hợp phía ngoài cùng).
Về tổ chức giao thông, Bộ GTVT phân luồng các phương tiện xe tải, xe khách không đi vào trung tâm thị xã Cai Lậy (trừ các xe có nhu cầu giao dịch trong trung tâm thị xã Cai Lậy sẽ được Sở GTVT Tiền Giang cấp phép). Việc phân luồng sẽ triển khai vào thời điểm thích hợp căn cứ điều kiện giao thông thực tế và đề xuất của địa phương.
Triển khai theo phương án này có nhiều ưu điểm hơn các phương án còn lại: Hạn chế tối đa ảnh hưởng đến các dự án tương tự có đầu tư tuyến tránh; đảm bảo mục tiêu đầu tư, tránh ùn tắc, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường trung tâm thị xã Cai Lậy; không phải bổ sung chi phí xây dựng trạm, chi phí tổ chức thu (với 6 làn, chi phí khoảng 7,5 tỷ đồng/năm); các phương tiện đi trên QL1 hiện hữu mặc dù không sử dụng tuyến tránh nhưng cũng được hưởng lợi từ việc rút ngắn thời gian di chuyển, giảm chi phí tiêu hao nhiên liệu do không bị ùn tắc, mặt đường đã được thảm tăng cường đảm bảo êm thuận hơn và đủ khả năng chịu lực; tuân thủ chủ trương đầu tư, hợp đồng dự án đã ký.
-
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Đại biểu tranh luận gay gắt về tăng thuế với rượu bia, nước uống có đường -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu