-
OMODA & JAECOO Việt Nam khai trương thêm 3 nhà phân phối mới -
V-GREEN hợp tác Fast+ triển khai 5.000 trụ sạc đến hết năm 2025 -
46 triệu đồng sở hữu xe VinFast, lãi suất cố định 5,5% trong 5 năm, nhận ngay 85% chia sẻ doanh số trên Xanh SM Platform -
Tháng 11/2024, thị trường ô tô đạt doanh số hơn 70.503 xe -
VinFast đạt kỷ lục bàn giao hơn 16.000 ô tô điện trong tháng 11/2024 -
Volkswagen mở City store đầu tiên tại Đông Nam Á
35.000 tấn hàng hoá là lốp cao su đã qua sử dụng được Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị phân bổ cho 4 doanh nghiệp Ảnh minh họa: Internet |
Bộ Tài nguyên và Môi trường mới đây đã đề nghị phân bổ 35.000 tấn hàng hoá là lốp cao su đã qua sử dụng tồn đọng ở các cảng biển, cửa khẩu hiện nay cho 4 doanh nghiệp với số lượng chi tiết.
Theo đó, Công ty cổ phần Đầu tư XNK Bông Sen Vàng hợp tác với Công ty cổ phần Năng lượng Tái tạo DVA có địa chỉ Khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên (huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu) sẽ được mua tối đa 20.000 tấn, Công ty cổ phần Xử lý phế liệu rắn Việt Nam (Tây Ninh) được mua tối đa 10.000 tấn, Công ty cổ phần Môi trường Việt Úc - Vinausen tại KCN Lê Anh Xuân (TP.HCM) được mua tối đa 4.000 tấn và Công ty cổ phần Việt Xuân mới của Tổng cục An ninh hợp tác với Công ty cổ phần Sản xuất thương mại Giải pháp Xanh Bình Phước (KCN Minh Hưng 3 - Bình Phước) được mua tối đa 1.000 tấn. Đây là 4 doanh nghiệp đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, đánh giá năng lực xử lý.
Trước đó, Bộ Tài chính cũng đã đề xuất phương án xử lý với lốp cao su đã qua sử dụng đang tồn đọng ở cửa khẩu là theo cơ chế bán trực tiếp, không qua đấu thầu. Giá bán theo quy định của pháp luật hiện hành nhưng có xem xét tới chi phí xử lý, lợi nhuận thu được sau xử lý của doanh nghiệp để khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thu mua xử lý nhanh các lô hàng tồn đọng.
Dẫu vậy, không chỉ có các doanh nghiệp nói trên muốn mua lốp cũ. Trong một đề xuất gửi tới các cơ quan hữu trách, Bộ Quốc phòng và Tổng công ty Kinh tế kỹ thuật Công nghiệp quốc phòng (GAET) đã đưa ra lời đề nghị được mua một khối lượng lớn lốp cũ và quần áo đã qua sử dụng, đang tồn đọng tại các cảng biển để phục vụ cho một số hoạt động thao trường, bờ kè với số lượng lên tới 50.000 tấn.
Bộ Quốc phòng cũng cho hay, vào năm 2014, Chính phủ đã cho phép Công ty Duyên Hải (Quân khu 3) được mua 15.000 tấn lốp ô tô đã qua sử dụng loại này để phục vụ một số hoạt động thao trường và bờ kè. Vì vậy, trong lần này, Bộ Quốc phòng muốn mua khối lượng lốp cũ và quần áo cũ đã qua sử dụng lớn hơn cho các hoạt động tương tự.
Trước đó nữa, tại Văn bản số 679/2013/TTg-KTN, Chính phủ cho phép Công ty cổ phần Kính nổi Chu Lai - Indevco nhập khẩu không quá 160.000 tấn săm, lốp đã qua sử dụng để tái chế thành dầu nhiên liệu, phục vụ sản xuất kính trong thời gian từ năm 2013 đến hết 2015.
Đáng nói là, theo Danh mục Hàng hóa cấm nhập khẩu ban hành kèm theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP, các vật tư đã qua sử dụng như: máy, khung, săm, lốp, phụ tùng, động cơ của ô tô, máy kéo và xe gắn máy không được phép nhập khẩu.
Tuy nhiên, với sự bùng nổ của hoạt động tạm nhập, tái xuất trong giai đoạn 2011-2013, hàng loạt giấy phép tạm nhập tái xuất mặt hàng lốp ô tô đã qua sử dụng đã được Bộ Công thương cấp phép cho các doanh nghiệp thương mại. Theo quy định tại khoản 4, Điều 11, Nghị định 187/2013/NĐ-CP, mặt hàng lốp cũ tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 ngày và được gia hạn thêm 2 lần với mỗi lẫn không quá 30 ngày.
Thống kê từ các giấy phép tạm nhập, tái xuất lốp cũ được cấp cho các doanh nghiệp thời gian qua cũng cho thấy, đích đến của lốp cũ sau khi đã được tạm nhập vào Việt Nam sẽ là Trung Quốc. Tuy nhiên, chưa kịp đi đến đích, thì lốp cũ đã dừng lại ở Việt Nam.
Theo Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 1/3/2015, tại Cảng Hải Phòng còn tồn đọng 2.443 container, tại cảng Cái Lân - Quảng Ninh còn 34 container; tại TP.HCM là 28 container mặt hàng lốp ô tô đã qua sử dụng. Lý do tồn đọng hàng hóa chủ yếu là do chủ hàng không đến làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa, số doanh nghiệp có văn bản từ chối nhận hàng rất ít (chiếm 5% tổng số lượng hàng tồn đọng nói chung); tên người nhận hàng thể hiện trên chứng từ vận tải chủ yếu là các doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
Cũng để hạn chế tình trạng tồn đọng hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất nói chung, mặt hàng lốp ô tô đã qua sử dụng tạm nhập, tái xuất nói riêng, đồng thời hạn chế việc một số tổ chức, cá nhân lợi dụng vận chuyển chất thải, phế liệu vào Việt Nam, Bộ Tài chính đã từng đề nghị Bộ Công thương đánh giá lại hiệu quả hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất mặt hàng lốp ô tô đã qua sử dụng; đồng thời xem xét đưa mặt hàng lốp ô tô đã qua sử dụng vào Danh mục Hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất. Ngoài ra, đã có 4 vụ bị khởi tố về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép lốp xe ô tô đã qua sử dụng thông qua loại hình kinh doanh tạm nhập, tái xuất, với tang vật là 16.480 chiếc lốp xe.
-
MINI Countryman hoàn toàn mới ra mắt tại Việt Nam -
Audi A6 phiên bản mới cùng nhiều nâng cấp có giá từ 2,299 tỷ đồng -
Doanh số xe điện toàn cầu lập kỷ lục: Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu -
OMODA & JAECOO Việt Nam khai trương hai đại lý tại Hà Nội -
46 triệu đồng sở hữu xe VinFast, lãi suất cố định 5,5% trong 5 năm, nhận ngay 85% chia sẻ doanh số trên Xanh SM Platform -
Tháng 11/2024, thị trường ô tô đạt doanh số hơn 70.503 xe -
Xe ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm từ ngày 1/1/2025
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up