
-
Đổi mới quản lý hải quan qua phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp
-
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp
-
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam
-
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ
-
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất -
TONMAT Group năm thứ 3 liên tiếp giữ vững vị thế Top 5 Công ty vật liệu xây dựng uy tín Việt Nam
Theo khảo sát trên quy mô toàn cầu về tầm quan trọng của thế hệ kế thừa trong doanh nghiệp gia đình do PwC Việt Nam thực hiện gần đây, các thế hệ kế thừa thường có tư duy cải tiến doanh nghiệp sau khi được kế thừa, trong đó 69% được hỏi cho biết sẽ tuyển dụng nhân sự chuyên nghiệp từ bên ngoài để đem lại sự hiện đại và chuyên nghiệp cho doanh nghiệp. Nhưng có đến 61% người cho rằng, thế hệ trước sẽ khó từ bỏ quyền kiểm soát doanh nghiệp.
Do đó, việc cải tiến công ty gia đình với những bước đi đột phá thường vấp phải sự phản đối của thế hệ đi trước - là người đã gây dựng và tạo nên tên tuổi cho doanh nghiệp.
![]() |
Bà Nguyễn Thị Thanh, Giám đốc Công ty TNHH Mai Thanh là người chơi ở vị trí CEO. |
Thừa nhận vấn đề này, ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phú Thái, Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân và Gia đình Việt Nam cho rằng, việc chuyển giao thế hệ vẫn là điểm yếu trong mô hình doanh nghiệp gia đình.
Câu chuyện tuy không mới, nhưng luôn nóng mỗi khi được đưa ra mổ xẻ này đã được Chương trình CEO - Chìa khóa thành công đề cập trong số phát sóng ngày 8/10.
Tình huống được đề cập tại một doanh nghiệp gia đình 20 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, gia công và kinh doanh hàng tiêu dùng trong nước và có xuất khẩu.
Doanh nghiệp này vẫn duy trì 100% sở hữu gia đình, đã chuyển giao vị trí CEO sang cho người con. Các thành viên chủ chốt của thế hệ trước đã rút khỏi vai trò điều hành, chỉ còn là thành viên HĐQT.
Với kinh nghiệm làm việc bên ngoài cũng như làm trợ lý cho bố mình, CEO mới đã tiếp quản công việc rất thuận lợi.
Với tư tưởng đổi mới và đột phá, CEO quyết định trao quyền tự quyết rộng hơn cho những vị trí quản lý trẻ (phần nhiều là các thành viên gia đình thuộc thế hệ sau) để thu hút và phát huy được tiềm năng của thế hệ mới, đưa doanh nghiệp phát triển đột phá. Tuy nhiên, sau khi được giao thẩm quyền, một số quản lý đã tổ chức lại hoạt động của bộ phận mình, thay đổi quy trình, cách làm việc và áp dụng công nghệ thông tin thay cho cách truyền thống. Tuy các quyết định này thuộc thẩm quyền của họ, nhưng đang tạo ra tranh cãi.
HĐQT cho rằng, cần thành lập Ban Kiểm soát gồm các thành viên gia đình có kinh nghiệm điều hành, để đưa ra nguyên tắc, quy định giám sát và hạn chế các quyết định của ban điều hành hiện tại nếu cần.
Quý doanh nghiệp, doanh nhân có thể xem thông tin chi tiết về chương trình tại fanpage: www.facebook.com/ceochiakhoathanhcongsme. Các chương trình lên sóng đều được phát online trên kênh CEOTVNEXT của Youtube
CEO không đồng tình và cho rằng, các quyết định của ban điều hành được nghiên cứu và tính toán kỹ lưỡng, dựa trên mô hình quản trị tiên tiến và bám sát mục tiêu chiến lược của Công ty.
Ủng hộ quan điểm này của CEO, khán giả Huỳnh Minh Nam nói: “để doanh nghiệp có thể tiến xa, tầm nhìn quan trọng hơn kinh nghiệm”. Trong khi đó, bạn Nguyễn Byun bày tỏ: “Những người sống với doanh nghiệp ngay từ đầu chẳng lẽ không đủ sáng suốt để kiểm soát người ít kinh nghiệm sao. Tôi ủng hộ HĐQT”.
Sau cuộc tranh luận “bất phân thắng bại” với 2 cổ đông, người chơi ở vị trí CEO là bà Nguyễn Thị Thanh, Giám đốc Công ty TNHH Mai Thanh đã tìm đến sự tư vấn của 2 chuyên gia là ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sunhouse và ông Nguyễn Hoàng Nam, Phó tổng giám đốc Dịch vụ Kiểm toán và Đảm bảo của PwC Việt Nam. Với kinh nghiệm của mình, 2 chuyên gia sẽ đưa ra nhiều gợi ý phù hợp cho CEO. Và dĩ nhiên, những gợi ý này rất hữu ích với các doanh nghiệp đang chuẩn bị cho quá trình chuyển giao thế hệ.
Chuyên mục được thực hiện với sự hợp tác của Chương trình CEO - Chìa khóa thành công do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp truyền thông Hoàng Gia phối hợp sản xuất với sự đồng hành của Novaland, PwC Việt Nam, Hội đồng Doanh nhân và Gia đình Việt Nam (VEFC).
-
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam -
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất -
TONMAT Group năm thứ 3 liên tiếp giữ vững vị thế Top 5 Công ty vật liệu xây dựng uy tín Việt Nam -
KCP Việt Nam sẽ tăng vốn đầu tư vào Phú Yên -
Chính phủ cho phép Vietnam Airlines phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu -
Phát triển khu công nghiệp thông minh với công nghệ từ Schneider Electric
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế