-
Cẩn trọng với điện thoại 4G fake -
MobiFone sẵn sàng công tác ứng phó siêu bão Yagi -
VinID thoát khỏi hệ sinh thái đóng, định vị thành một Platform tên OneU -
Phát hiện chiến dịch tấn công mạng có chủ đích nhằm vào Việt Nam -
Ngừng phục vụ các thuê bao sử dụng điện thoại 2G Only từ ngày 16/9/2024 -
Đà Nẵng cần đào tạo 2.000 kỹ sư để cung ứng cho doanh nghiệp vi mạch bán dẫn
Từ khi thế giới bước sang kỷ nguyên số, cuộc sống của con người đã có rất nhiều thay đổi, đặc biệt là trong linh vực kinh doanh. Máy tính ra đời (Digital), Internet phát triển (Digital Media), Thương mại điện tử (Digital Business), Mạng Xã Hội (Social) đã làm thay đổi mô hình bán hàng, từ cách bán hàng trực tiếp thực tế thông qua tiếp cận cá nhân, đến bán hàng trên internet, bán hàng qua điện thoại, bán hàng trên mạng xã hội… Sau một thời gian phát triển, các cách kinh doanh trên đã bão hòa.
Đây chính là lúc các doanh nghiệp cần làm quen, tiếp cận với một nấc thang mới của tiến trình phát triển, kết nối giá trị của con người, của nền kinh tế: Kinh doanh Xã Hội (Social Business). Xu hướng Kinh doanh Xã hội đã, đang và sẽ là chiến lược đích đến cuối cùng của các tập đoàn kinh tế lớn nhất thế giới. Một số tập đoàn lớn trên thế giới đã hình thành chiến lược Social Business trong tầm nhìn của họ như IBM, Microsoft, Apple, Google, Facebook...
Mô hình kinh doanh xã hội mới, dựa trên các nền tảng của Internet, đang được các doanh nghiệp ưa thích |
Kinh doanh xã hội (Social Business) là hình thức phát triển kinh doanh mới, được phát triển dựa trên nền tảng Truyền thông xã hội (Social Media), chuỗi các doanh nghiệp sử dụng chung một hạ tầng công nghệ, quản trị, nguồn cung ứng sản phẩm, nguồn nhân lực, quy trình bán hàng... Đồng thời đây cũng là hình thức Kinh doanh trên Mạng xã hội, do đó mục tiêu của Kinh doanh xã hội là khai phá thị trường mạng xã hội bằng tổ hợp các giải pháp về con người, quy trình và công nghệ.
Hình thức kinh doanh xã hội là sự kết hợp giữa con người, quy trình và công nghệ để tạo ra một Hệ thống nền tảng cung cấp cho các nhà sản xuất có thể dựa trên Hệ điều hành xã hội để phấn phối sản phẩm. Sản phẩm Kinh doanh xã hội cung cấp chính là giải pháp cho các doanh nghiệp giảm áp lực về tiếp thị, quảng bá, truyền thông, tăng hiệu quả về bán hàng, giúp các doanh nghiệp tối ưu chi phí và tối đa lợi nhuận.
Hiện nay, với các các công cụ và phần mềm truyền thông xã hội như Facebook, Zalo, Beetalk, Line, Viber, ..., Mạng xã hội điện tử đã bắt đầu hình thành với tiềm năng rất lớn và sẽ trở thành một trào lưu mới. Tham gia vào hệ thống Kinh doanh xã hội, trở thành một Doanh nghiệp xã hội, các doanh nghiệp sẽ cùng nhau kết nối giá trị cộng đồng, hội tụ tinh hoa của xã hội và hướng tới tạo lập một cộng đồng giàu có thông qua chia sẻ nguồn lực cho nhau, tạo điều kiện cho các bạn trẻ khởi nghiệp, các doanh nghiệp tìm hướng đi mới, giải quyết thất nghiệp và tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Kinh doanh xã hội sẽ giúp doanh nghiệp lưu thông hàng hóa nhanh hơn, đồng tiền sẽ quay vòng nhanh hơn, doanh thu công ty chắc chắn sẽ có đột phá và phát triển bền vững.
Theo ông Tạ Châu Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần Social CRM, Chuyên gia trong vấn đề Tái cấu trúc Doanh nghiệp, Social Business là khoa học về Kinh doanh Tác động Xã hội, chiến lược phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Việc giúp đỡ và chia sẻ với cộng đồng các giá trị về vật chất và tinh thần, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội, giải quyết thất nghiệp là trách nhiệm xã hội tất yếu của các doanh nghiệp nhằm tạo ra một cộng đồng bảo vệ doanh nghiệp khi gặp khó khăn và khủng hoảng.
Hình thái mới nhất của Kinh doanh Xã hội trên thế giới đó chính là Social Business làm hình mẫu phát triển và kết nối các giá trị, nguồn lực trong xã hội. Khái niệm được sử dụng trong Social Business gồm: Social CRM – Quản trị kỹ năng nhân lực; Social Franchise – Nhượng quyền xã hội ; Social Enterprise – Công nghệ xã hội.
Xu thế Kinh doanh xã hội – Social Business giúp tăng trưởng lòng tin của cộng đồng khách hàng doanh nghiệp và từ đó lan tỏa ra ngoài xã hội làm cho việc lưu thông hàng hóa thuận lợi hơn, dòng tiền trong xã hội quay vòng nhanh hơn, cải thiện và tăng thu nhập cho người dân, tạo sức mua của cộng đồng tốt hơn, là nguồn động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nền kinh tế quốc gia. Ý nghĩa xã hội đặc biệt của Social Business là Kiến tạo Doanh nghiệp xã hội và Giải quyết Thất nghiệp quy mô lớn.
-
MobiFone sẵn sàng công tác ứng phó siêu bão Yagi -
VinID thoát khỏi hệ sinh thái đóng, định vị thành một Platform tên OneU -
iPhone 16 lộ diện trước giờ G: Thay đổi ấn tượng làm mê mẩn người dùng Việt -
Điện thoại của người dùng Facebook có thể bị nghe lén để định hướng quảng cáo -
Garmin trình làng đồng hồ thông minh GPS fēnix 8 Series, giá từ 26,99 triệu đồng -
iPhone SE 4: Lời chia tay của Apple với công nghệ màn hình LCD? -
Phát hiện chiến dịch tấn công mạng có chủ đích nhằm vào Việt Nam
-
1 Xây dựng nhà ga hành khách mới công suất 4 triệu khách/năm tại Cảng hàng không Pleiku -
2 Sửa Luật Điện lực: Nhà đầu tư vẫn băn khoăn về điện mặt trời mái nhà -
3 Cú hích mới cho các dự án PPP hạ tầng giao thông -
4 Trả lương, trợ cấp qua tài khoản ngân hàng: Người dân than khó -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/9
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village
- CME Solar Investment và Vista Global - Samsung C&T hợp tác phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam
- Phùng Quốc Đức - CEO XHOME Sài Gòn: Khi con người là nền tảng để tăng trưởng