Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 10 tháng 10 năm 2024,
Trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Bình
Kỳ Thành - 25/06/2023 10:22
 
Sáng 25/6, Phó thủ tướng Lê Minh Khái trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo tỉnh Quảng Bình.
Phó thủ tướng Lê Minh Khái trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo tỉnh Quảng Bình. (Ảnh: Đức Thanh)

Tại Quyết định số 377/QĐ-TTg, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch là bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, tận dụng các thành tựu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; xây dựng Quảng Bình trở thành nền kinh tế năng động ở khu vực miền Trung, với trọng tâm là ngành dịch vụ và du lịch nổi bật; công nghiệp sạch, năng lượng tái tạo, chế biến, chế tạo; nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái, trách nhiệm, bền vững.

Nâng cao năng lực phòng chống thiên tai, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái. Đến năm 2030 phấn đấu đưa Quảng Bình trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực miền Trung.

Về mục tiêu cụ thể, tốc độ tăng GRDP bình quân từ 8,4 - 8,8%/năm; cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP: Ngành công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 38,0 - 38,5%; ngành dịch vụ chiếm khoảng 45,0 - 45,5%; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 12,5 - 13,0%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp chiếm khoảng 3,5 - 4,0%.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 14 -14,5%/năm; dịch vụ tăng bình quân 7,5 - 8,0%/năm; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 3,5 - 4%/năm.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội cả thời kỳ đạt khoảng 375.000 - 425.000 tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 145 - 150 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 2,5%.

Quy hoạch tỉnh Quảng Bình đã xác định rõ các định hướng, ưu tiên phát triển của tỉnh gồm: Hai trung tâm động lực tăng trưởng; Ba trung tâm đô thị; Ba hành lang kinh tế, Bốn trụ cột phát triển kinh tế và Ba đột phá chiến lược.

Về phương hướng phát triển các ngành quan trọng của tỉnh, trong đó, phát triển du lịch Quảng Bình thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những khâu đột phá để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế, xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với lợi ích cộng đồng và phát triến bền vững.

Định vị Quảng Bình là một trong các điểm đến du lịch hấp dẫn nhất Việt Nam, trung tâm du lịch mạo hiểm của khu vực Châu Á gắn với những hình ảnh chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc: du lịch khám phá thiên nhiên, du lịch hang động, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch thể thao, du lịch biển, nghỉ dưỡng cao cấp...

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là Khu du lịch quốc gia, giữ vững các tiêu chí được UNESCO hai lần công nhận di sản thiên nhiên thế giới. Đến năm 2030, tỷ lệ đóng góp của ngành Du lịch đạt 10 - 12% GRDP của tỉnh.

Phấn đấu đưa kinh tế biển tỉnh Quảng Bình cơ bản đạt các tiêu chí về phát triển bền vững; hình thành văn hoá sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Những thành tựu khoa học mới, tiên tiến, hiện đại trở thành nhân tố trực tiếp thúc đẩy phát triển toàn diện, bền vững kinh tế biển.

Đến năm 2030, các ngành kinh tế thuần biển đóng góp khoảng 15- 20% GRDP của tỉnh; kinh tế của các huyện, thị xã, thành phố ven biển ước đạt 85 - 90% GRDP của tỉnh. Có từ 50% trở lên diện tích vùng biển được điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển. 100% khu kinh tế, khu công nghiệp và khu đô thị ven biển được quy hoạch, xây dựng theo hướng bền vững, sinh thái, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Quảng Bình mở cánh cửa đầu tư từ tầm nhìn quy hoạch: Hành trình vươn ra biển lớn
Quảng Bình là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước trình thẩm định Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, nhờ đó có...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư