
-
Xuất khẩu của khu vực FDI bật tăng mạnh mẽ
-
Để xuất khẩu trái cây gia nhập nhóm hàng tỷ USD: Doanh nghiệp không thể đi một mình
-
Liên kết vùng trồng, mở lối tiêu thụ cho nông sản Hà Nội
-
NuVi Sữa chua tiệt trùng phô mai vị Hokkaido Cheese - dinh dưỡng tiện lợi cho bé mỗi ngày
-
Giá xăng giảm, dầu tăng -
Doanh nghiệp cần trợ lực để bảo vệ chuỗi giá trị ngành dừa
![]() | ||
Ông Hà Quang Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Sữa Hà Nội |
Thưa ông, giá sữa tại Việt Nam cao hơn nhiều so với thế giới, ở mức 1,4 USD/lít, trong khi ở châu Âu và Mỹ là khoảng 0,8-0,9 USD/lít. Ông bình luận gì về điều này?
Giá sữa được hình thành trên cơ sở giá mà doanh nghiệp muốn bán và giá mà người tiêu dùng đồng ý mua. Doanh nghiệp nào cũng muốn bán giá cao nhất mà mình có thể bán được.
Vì vậy, mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình chiến lược cạnh tranh, phương thức tiếp thị và thị trường mục tiêu tốt nhất để có thể bán được nhiều sữa nhất với giá cao nhất.
Những công ty lớn, đặc biệt là công ty nước ngoài, thường đầu tư sản xuất với quy mô lớn, bán trên thị trường rộng và cho ra sản phẩm mang tính đại trà với chi phí thấp. Ngược lại, những doanh nghiệp nhỏ và vừa chọn thị trường mục tiêu hẹp với phân khúc sữa trẻ em.
Tuy nhiên, người tiêu dùng mua sữa thường chọn những công ty lớn, đã tạo được uy tín nhờ chi mạnh cho quảng cáo. Trong trường hợp này, người tiêu dùng đã phải trả chi phí thương hiệu trong giá sữa.
Như vậy, giá sữa cao là do doanh nghiệp?
Doanh nghiệp đang chịu những yếu tố khách quan như chi phí bán hàng, chi phí nguyên vật liệu, khấu hao thiết bị, chi phí phân phối tiếp thị… Khi những chi phí này tăng thì giá sữa khó mà giảm.
Xét về quan điểm kinh tế thị trường, thì giá là điểm gặp nhau giữa cung và cầu. Cầu về sữa của chúng ta ngày càng tăng, còn theo dự báo, đến năm 2017, nguồn cung sữa tại các nước mà Việt Nam đang nhập khẩu sữa nguyên liệu giảm dần. Khi nhu cầu của thế giới tăng lên, nguồn cung sữa lại giảm thì giá tăng là quy luật khách quan.
Người tiêu dùng Việt Nam đang chấp nhận thực tế “chất lượng ngoại, giá ngoại”. Phải chăng sữa nội chưa đáp ứng yêu cầu?
Sữa ngoại hay sữa nội đều bắt nguồn từ sữa tươi. Phải thừa nhận rằng, nguồn sữa tươi từ những con bò do phần lớn nông dân nuôi là không đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, một số trang trại của Việt Nam đã bắt đầu đạt được chất lượng nuôi bò sữa theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.
Thời điểm này, đa phần các doanh nghiệp trong nước đang chế biến sữa bột trẻ em từ nguồn nguyên liệu sữa nhập ngoại, do chúng ta chưa đủ điều kiện và công nghệ để chế biến từ sữa tươi sang sữa bột.
Tuy nhiên, có thực tế là, sữa ngoại có thể rất tốt với trẻ em nước ngoài, nhưng chưa chắc đã phù hợp với trẻ em Việt Nam. Đơn cử, tại Nhật Bản và Thái Lan, sữa bột trẻ em không cần bổ sung i-ốt, trong khi trẻ em Việt Nam rất cần thành phần này.
Hải Hà
-
NuVi Sữa chua tiệt trùng phô mai vị Hokkaido Cheese - dinh dưỡng tiện lợi cho bé mỗi ngày -
Giá xăng giảm, dầu tăng -
Doanh nghiệp cần trợ lực để bảo vệ chuỗi giá trị ngành dừa -
Dòng chảy xuất nhập khẩu vẫn sôi động -
200 đơn vị dự hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu 2025 -
Ngành nông nghiệp vẫn duy trì đà tăng trưởng tích cực -
Chặn hàng hóa mượn danh Việt Nam để xuất khẩu
-
Vedan trao tặng 2 căn nhà Chữ thập đỏ tại Đồng Nai
-
SASCO triển khai nhiều hoạt động tri ân, kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh Liệt sĩ
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vinamilk: Tri ân thế hệ đi trước là cách chăm sóc thế hệ mai sau
-
Hinode Supermarket gửi thư mời hợp tác cung ứng ngành hàng
-
Máy đo chuyên dụng - Đơn vị phân phối kìm bấm cos thủy lực uy tín