
-
Chính phủ thông qua hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã năm 2025
-
Việt Nam coi trọng củng cố, mở rộng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Nga
-
Đề nghị phạt nặng người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật
-
Nghị quyết 68 là bước đột phá lần thứ 3 trong phát triển kinh tế tư nhân
-
Cần có quy định cụ thể về cấp sổ đỏ lần đầu tại cấp xã -
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Liên bang Nga
![]() |
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc chủ trì buổi họp báo. |
Thông tin này được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra tại buổi họp báo thường kỳ quý III/2020 diễn ra cuối giờ chiều 30/9 tại Hà Nội.
Ông Trần Quang Nam, Chánh văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, theo thống kê, tỷ lệ tốt nghiệp chung của cả nước là 98,3%; trong đó, tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông là 98,9%, đối với giáo dục thường xuyên là 92,5%. Các địa phương, vùng miền có sự khác biệt về tỷ lệ tốt nghiệp.
Có 642.945 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2020, giảm 1,46% so với năm 2019. Tổng số nguyện vọng đăng ký xét tuyển là 2.494.210, giảm 3,14% so với năm trước. Tính đến hết ngày 27/9, 275.530 đã thí sinh điều chỉnh nguyện vọng với tỷ lệ điều chỉnh đạt 42,49%.
Các trường đại học, cao đẳng đã nỗ lực tự chủ tuyển sinh với nhiều phương thức ngoài xét tuyển trên kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông như xét học bạ, tuyển thẳng theo đề án của trường.
Sau khi có kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông đợt 2, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với một số ngành đào tạo đặc thù. Về cơ bản, “điểm sàn” năm nay cao hơn năm ngoái. Với nhóm ngành đào tạo giáo viên, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào từ 16,5- 18,5 điểm (tăng 0,5 điểm so với năm 2019).
Ở nhóm ngành đào tạo sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào từ 19-22 điểm, tăng 1 điểm so với năm trước.
Ông Nam cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản pháp quy tạo hành lang pháp lý để các cơ sở giáo dục đại học triển khai công tác tuyển sinh, các hoạt động theo quy định của văn bản hướng dẫn.
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay đã được tổ chức thành 2 đợt: đợt 1 từ ngày 9-10/8/2020 và đợt 2 từ ngày 03-04/9/2020, nhằm vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19 ở các địa phương, vừa đảm bảo nghiêm túc, khách quan, công bằng, đúng quy chế.
Phổ điểm từng môn thi theo đợt thi và địa phương, cùng phổ điểm các tổ hợp xét tuyển truyền thống được phân tích chi tiết và công khai. Năm nay, lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành đối sánh kết quả thi với điểm học bạ. Kết quả đối sánh được công bố ngay sau khi có kết quả thi đợt 1 cho thấy điểm thi và điểm học bạ của các địa phương cơ bản “tuyến tính” với nhau.

-
Đề xuất loạt giải pháp ngăn KOL, KOC quảng cáo “láo”, quảng cáo trá hình để né thuế -
Nghị quyết 68 là bước đột phá lần thứ 3 trong phát triển kinh tế tư nhân -
Cần có quy định cụ thể về cấp sổ đỏ lần đầu tại cấp xã -
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Liên bang Nga -
Việt Nam mong sớm kết thúc đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN -
"Không thể để thế hệ con em béo phì rồi mới đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường" -
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 10,7% sau 4 tháng năm 2025
-
Lần đầu tiên có thương hiệu sữa toàn cầu do doanh nghiệp Việt đồng sáng lập tại Úc
-
Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy phát triển bền vững giữa biến động toàn cầu
-
Nuôi vịt kiểu "resort" độc đáo: Thư giãn mỗi ngày, trứng sạch mỗi sáng
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”