
-
Công ty con của Crystal Bay tăng vốn trái cam kết trái phiếu
-
Nam Long: Đàm phán bán một phần dự án Izumi, bắt đầu bàn giao EhomeS Cần Thơ
-
REE bất ngờ bị xử phạt vì vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán
-
Imexpharm đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 2.981 tỷ đồng tại ĐHĐCĐ 2025 -
Doanh nghiệp thận trọng với thuế quan trong mùa đại hội
Tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) sáng ngày 25/4/2025, HĐQT Sacombank đã đưa phương án mua công ty chứng khoán trình cổ đông.
Sacombank đánh giá, hoạt động ngân hàng đầu tư đang là xu thế tạo ra nguồn thu nhập lớn cho hệ thống ngân hàng toàn cầu và Việt Nam. Một số ngân hàng đã và đang triển khai hoạt động này hiệu quả thông qua việc sở hữu các công ty chứng khoán. Do đó, với mong muốn gia tăng nguồn thu dịch vụ và năng lực cạnh tranh cho Sacombank, HĐQT trình ĐHĐCĐ chủ trương góp vốn/mua cổ phần công ty chứng khoán để trở thành công ty con của Sacombank. Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ/cổ phần tại công ty chứng khoán trên 50%, tổng giá trị đầu tư tối đa 1.500 tỷ đồng.
Sacombank sẽ tìm chọn các công ty chứng khoán đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản, như báo cáo tài chính rõ ràng, minh bạch, đánh giá được rõ ràng chất lượng tài sản; đầy đủ các nghiệp vụ cung ứng cho nhà đầu tư; quy mô vốn phù hợp; hệ thống vận hành ổn định, có khả năng kết nối với các đối tác; ưu tiên công ty chứng khoán đang niêm yết.
Trên thực tế, Sacombank đã từng sở hữu công ty chứng khoán (CTCP Chứng khoán SBS), là công ty mẹ của SBS từ trước năm 2011, sau đó thoái dần vốn và có ý định bán toàn bộ vốn khỏi SBS để cơ cấu lại các khoản đầu tư không hiệu quả. Hiện tỷ lệ sở hữu của Sacombank tại SBS vẫn còn gần 14%. Đến nay, trước bối cảnh thị trường, Sacombank lại muốn thâu tóm riêng một công ty chứng khoán.
Trước thông tin trên, cổ phiếu SBS đã có 2 phiên tăng kịch trần với triển vọng được M&A. Tuy nhiên, chia sẻ tại đại hội sáng 25/4, lãnh đạo Sacombank khẳng định sẽ lựa chọn một công ty chứng khoán mới, chứ không mua lại vốn của SBS.
Tổ chức họp ĐHĐCĐ cùng ngày, SeABank cũng đã thông qua kế hoạch mua công ty chứng khoán. Kế hoạch của SeABank cụ thể hơn, khi mục tiêu hướng đến là mua 100% vốn Công ty Chứng khoán ASEAN. Trên thực tế, kế hoạch này đã được thông qua trước đó, thời gian dự kiến thực hiện là năm 2024, nhưng chưa triển khai do thị trường chứng khoán chưa thuận lợi. Năm nay, kế hoạch này tiếp tục được trình và thông qua.
Trước đó, ĐHĐCĐ năm 2025 của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) đã thông qua việc góp vốn, mua cổ phần của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ để công ty đó trở thành công ty con của MSB. Thời gian thực hiện trong năm 2025, phù hợp với tình hình thực tế và sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Kế hoạch của MSB dựa trên cơ sở tiềm năng tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam. Thị trường này được kỳ vọng phát triển cả về chất và về lượng với nhiều yếu tố hỗ trợ, mục tiêu vốn hoá thị trường cổ phiếu đạt 120% GDP vào năm 2030. Đặc biệt, thị trường chứng khoán hướng đến mục tiêu nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi vào năm 2025, mục tiêu thu hút khoảng 25 tỷ USD đầu tư gián tiếp nước ngoài mỗi năm vào Việt Nam.
Trước xu hướng này, MSB xác định, chứng khoán, ngân hàng đầu tư là một trọng tâm phát triển trong tương lai. Việc đầu tư vào công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ có thể giúp MSB mở rộng sang lĩnh vực ngân hàng đầu tư, cung cấp các dịch vụ tài chính trọn gói về môi giới chứng khoán, tư vấn tài chính, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, đầu tư chứng khoán đến quản lý tài sản và đầu tư quỹ, giúp MSB tạo ra một mô hình tài chính toàn diện tương tự các ngân hàng lớn đã thành công với mô hình này như Vietcombank, MB.
Những kế hoạch trên cho thấy, triển vọng của thị trường chứng khoán đang kích thích các thương vụ M&A diễn ra sôi động hơn trong năm 2025. Việc các ngân hàng tìm cách sở hữu công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đã diễn ra trong vài năm gần đây, bộc lộ chiến lược mở rộng quy mô hoạt động, hoàn thiện hệ sinh thái tài chính của các nhà băng.
Sau nhiều thương vụ M&A, phần lớn ngân hàng đã có trong tay cổ phần chi phối tại các công ty chứng khoán, thông qua đó thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư. Mục tiêu nhắm đến của các ngân hàng là các công ty chứng khoán vốn nhỏ, thị phần thấp và dễ thâu tóm. Thị trường đã chứng kiến những công ty chứng khoán nhỏ sau khi về tay ngân hàng, đón nhận dòng tiền mới và nhanh chóng tăng vốn, ghi dấu ấn trên thị trường, như Globalmind Capital thành Kafi, ASC thành VPBankS… Trên thị trường hiện tại, nhiều công ty chứng khoán đã có bệ đỡ lớn từ phía các ngân hàng như TCBS, VPBankS, SHS, MBS, ACBS, VCBS…
Với hàng loạt kế hoạch hiện tại, ngân hàng vẫn sẽ tiếp tục là bên dẫn dắt dòng vốn M&A trong lĩnh vực chứng khoán năm 2025. Bên cạnh đó, một vài công ty chứng khoán cũng tìm cơ hội M&A công ty quản lý quỹ, như DNSE đã thông qua kế hoạch mở rộng hệ sinh thái tài chính với việc đầu tư vào công ty quản lý quỹ và xin cấp phép triển khai chứng quyền tại ĐHĐCĐ thường niên 2025.
-
Triển vọng nâng hạng thúc đẩy M&A trong lĩnh vực chứng khoán -
Doanh nghiệp thận trọng với thuế quan trong mùa đại hội -
Những thay đổi quan trọng nhà đầu tư cần biết khi áp dụng KRX -
Chủ tịch Đỗ Anh Tuấn: Sunshine chỉ tham gia những lĩnh vực có năng lực cốt lõi và khả năng làm chủ cuộc chơi -
ĐHĐCĐ BIDV: Không có kế hoạch tham gia lập sàn giao dịch tài sản số, để ngỏ kế hoạch lợi nhuận -
Trái chiều bức tranh lợi nhuận công ty chứng khoán -
ĐHĐCĐ Saigonres: Lên kế hoạch lãi tham vọng 320 tỷ đồng trong năm 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế