
-
Peugeot 408 Legend Edition chỉ ra mắt 215 chiếc trên toàn cầu
-
Xe điện chiếm 10% doanh số của Audi Việt Nam và sẽ tiếp tục tăng lên
-
Đi hơn trăm cây số chỉ 7.000 đồng: Lý do xe máy VinFast Feliz Neo được gọi là khoản đầu tư hời
-
Thuế nhập khẩu ô tô lớn từ Mỹ về 0%, giá xe biến động ra sao
-
Honda Việt Nam: Vững ngôi vương và nỗ lực xanh hóa -
Skoda Kushaq lắp ráp tại Việt Nam có giá từ 599 triệu đồng
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Thông tư số 25/2019/TT-BGTVT quy định doanh nghiệp chịu mọi chi phí liên quan đến việc triệu hồi sản phẩm.
Theo đó, doanh nghiệp phải triệu hồi các sản phẩm có khuyết tật do mình sản xuất, lắp ráp trong các trường hợp sau: Sản phẩm vi phạm các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành bắt buộc áp dụng cho đối tượng sản phẩm đó; sản phẩm gây ra nguy hiểm về tính mạng và tài sản do các lỗi kỹ thuật trong thiết kế, chế tạo; sản phẩm dù chưa gây tổn thất về người và tài sản nhưng qua quá trình sử dụng có thể gây nguy hiểm trong một số điều kiện nhất định.
Đối với các sản phẩm có lỗi không thuộc diện triệu hồi nêu trên thì cơ sở sản xuất chủ động thực hiện khắc phục lỗi của sản phẩm.
Trường hợp phát hiện ra các sản phẩm đã cung cấp ra thị trường có khuyết tật thuộc diện triệu hồi, doanh nghiệp chủ động thực hiện các công việc sau đây: Tạm dừng xuất xưởng đối với các sản phẩm thuộc kiểu loại sản phẩm có khuyết tật; trong thời gian không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện ra sản phẩm có khuyết tật, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản tới các đại lý bán hàng yêu cầu tạm dừng việc cung cấp sản phẩm có khuyết tật ra thị trường; trong thời gian không quá 14 ngày kể từ ngày xác định các sản phẩm có khuyết tật thuộc diện triệu hồi, doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan quản lý chất lượng về nguyên nhân xảy ra khuyết tật của sản phẩm, biện pháp khắc phục, số lượng sản phẩm triệu hồi và kế hoạch triệu hồi phù hợp; công bố công khai kế hoạch triệu hồi trên phương tiện thông tin đại chúng; sau thời gian không quá 30 ngày kể từ khi kết thúc việc triệu hồi, doanh nghiệp phải báo cáo bằng văn bản về kết quả thực hiện triệu hồi tới cơ quan quản lý chất lượng; chịu mọi chi phí liên quan đến việc triệu hồi sản phẩm.
Khi phát hiện ra sản phẩm của doanh nghiệp đã cung cấp ra thị trường có khuyết tật thuộc diện phải triệu hồi, cơ quan quản lý chất lượng sẽ căn cứ theo các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành, các thông tin, kết quả điều tra (trường hợp cần thiết có thể trưng cầu các chuyên gia để đánh giá mức độ nguy hiểm của sản phẩm có khuyết tật) để xem xét và quyết định thực hiện các công việc sau đây: Yêu cầu cơ sở sản xuất tạm dừng xuất xưởng kiểu loại sản phẩm có khuyết tật và báo cáo cơ quan quản lý chất lượng về các thông tin liên quan đến sản phẩm có khuyết tật thuộc diện phải triệu hồi; căn cứ vào mức độ nguy hiểm và khẩn cấp của sản phẩm có khuyết tật để có yêu cầu cơ sở sản xuất thực hiện việc triệu hồi sản phẩm theo quy định.

-
Dàn xe trăm tỷ của Mercedes-Benz tụ họp ở TP.HCM -
Thuế nhập khẩu ô tô lớn từ Mỹ về 0%, giá xe biến động ra sao -
Honda Việt Nam: Vững ngôi vương và nỗ lực xanh hóa -
Nhiều đối tác đề nghị giao đất cho TMT Motor làm trạm sạc cho xe điện -
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định về lệ phí trước bạ -
Honda Việt Nam đạt mốc 40 triệu xe máy xuất xưởng tại Việt Nam -
Skoda Kushaq lắp ráp tại Việt Nam có giá từ 599 triệu đồng
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower