
-
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2025 tăng trên 13%
-
Các nghị viện cần lấy tinh thần kiến tạo phát triển làm nòng cốt
-
Sẽ thực hiện chế độ công vụ, công chức thống nhất từ Trung ương đến cấp xã
-
Bộ Công thương lưu ý doanh nghiệp kiểm soát xuất xứ nguyên vật liệu
-
Hưng Yên: Tăng trưởng GRDP quý I/2025 vượt so với kịch bản -
Quý I/2025, GDP ước tăng 6,93%
TIN LIÊN QUAN | |
Quốc hội ra thông cáo tuyên bố lập trường chính nghĩa của Việt Nam | |
Phát biểu của Thủ tướng tại họp báo với Tổng thống Philippines |
![]() | ||
Luật góp phần hoàn thiện quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia khi biển Đông diễn biến phức tạp |
Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang , Dự án Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo có 10 chương, 76 điều bao gồm: Quy định chung; Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; Điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; Quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường vùng bờ; Tài nguyên hải đảo; Bảo vệ môi trường biển và hải đảo; Quan trắc, giám sát tổng hợp và hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về tài nguyên, môi trường biển và hải; Hợp tác quốc tế về tài nguyên và môi trường biển và hải đảo; Trách nhiệm quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; Điều khoản thi hành.
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho biết, phương thức quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển, hải đảo đã là phương thức được áp dụng từ năm 2009. Tuy nhiên, thực tiễn công tác này cho thấy còn một số vấn đề tồn tại, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý tổng hợp, thống nhất đặt ra.
Cụ thể như: Luật Biển Việt Nam chỉ có một chương quy định về phát triển kinh tế biển nhưng mới chỉ đề cập đến một số nội dung liên quan đến quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển, nhiều nội dung quy định còn thiếu, chưa đầy đủ và đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu triển khai thực hiện phương thức quản lý tổng hợp, thống nhất tài nguyên, môi trường biển và hải đảo dựa trên tiếp cận hệ sinh thái.
Thêm vào đó, hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo của các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là ở vùng bờ (vùng đất ven biển và vùng biển ven bờ) do thiếu các quy định và công cụ hiệu quả để triển khai quản lý tổng hợp vùng bờ (Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ, Chương trình quản lý tổng hợp vùng bờ,…) nên dẫn đến tình trạng một số chức năng của vùng bờ bị khai thác quá mức, đồng thời ảnh hưởng tới các chức năng khác của vùng biển, làm cho tài nguyên biển và hải đảo dần bị suy thoái, tình trạng ô nhiễm môi trường biển tiếp tục diễn biến phức tạp, nhiều hệ sinh thái quan trọng như rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn... bị tổn thương, dẫn tới sự nghèo nàn của nguồn lợi thủy sản...
Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo nhằm tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất để điều phối, phối hợp các hoạt động quản lý, khai thác, sử dụng, quản lý tổng hợp và thống nhất hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; quy định cụ thể về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, nhận chìm ở biển, ứng phó sự cố môi trường phù hợp với đặc thù của biển; trách nhiệm quản lý, nguyên tắc, nội dung phối hợp trong quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
Báo cáo thẩm tra Dự án Luật Tài nguyên môi trưởng biển và hải đảo, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng cho rằng, Dự án Luật đã được xây dựng công phu. Ủy ban Khoa học và công nghệ môi nhất trí với tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội xem xét ban hành Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo nhằm khắc phục tình trạng xung đột trong khai thác, sử dụng tài nguyên, làm cho tài nguyên biển dần bị suy thoái, tình trạng ô nhiễm môi trường biển diễn biến phức tạp, một số chức năng của vùng bờ bị khai thác quá mức; nâng cao hiệu quả công tác quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển; góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia về tài nguyên, môi trường biển trong tình hình khu vực biển Đông hiện nay có nhiều diễn biến phức tạp.
Xem Tờ trình Dự án Luật Tài nguyên môi trường biển và hảo đảo tại đây
Xem dự thảo Dự án Luật Tài nguyên môi trường biển và hảo đảo tại đây
Cũng trong sáng nay (22/10), Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam đã đọc Tờ trình Dự án Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam (sửa đổi). Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý báo cáo thẩm tra Dự án Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam (sửa đổi).
Xem dự thảo Dự án Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam (sửa đổi) tại đây.
Quang Hưng
-
Thủ tướng: Không thay đổi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên -
Đại sứ Marc Knapper: Việt Nam là đối tác có tầm quan trọng chiến lược với Hoa Kỳ -
Hưng Yên: Tăng trưởng GRDP quý I/2025 vượt so với kịch bản -
Quý I/2025, GDP ước tăng 6,93% -
Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc, nhưng cần cẩn trọng với rủi ro bị Mỹ áp thuế đối ứng 46% -
“Soi” tình hình thực hiện “khoán tăng trưởng” của các địa phương -
Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển