
-
Gắn biển công trình Trung tâm Chính trị - Hành chính, Trung tâm Hội nghị - Biểu diễn TP. Hải Phòng
-
Thúc đẩy hợp tác cấp địa phương giữa Hà Nội và Liên bang Nga
-
Củng cố quan hệ chiến lược Việt - Nga qua hợp tác y tế công nghệ cao
-
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế để phát triển nhanh và bền vững
-
Năng lượng, dầu khí có đóng góp quan trọng trong hợp tác Việt - Nga -
Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề nóng trong giáo dục
![]() |
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân điều hành một phiên họp tại kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khoá XIV (Ảnh Quochoi.vn). |
Cuối giờ sáng nay (30/3), Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đã trình Quốc hội miễn nhiệm Chức vụ Chủ tịch Quốc hội khoá XIV và Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia đối với bà Nguyễn Thị Kim Ngân.
Tờ trình nêu rõ, trong thời gian đảm nhiệm hai chức vụ trên, bà Kim Ngân luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Việc miễn nhiệm bà Kim Ngân là do yêu cầu bố trí sắp xếp nhân sự cấp cao nhằm tạo sự đồng bộ trong công tác cán bộ.
Ngay sau đó, việc miễn nhiệm bà Kim Ngân sẽ được thảo luận ở các Đoàn đại biểu Quốc hội.
Chiều nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
Chương trình kỳ họp có bố trí thời gian để người được miễn nhiệm phát biểu ý kiến (nếu có).
Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu, kiểm phiếu việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia bằng hình thức bỏ phiếu kín (Ban kiểm phiếu tiếp tục làm việc trong các lần bỏ phiếu quyết định nhân sự tiếp theo).
Sau khi nghe công bố kết quả kiểm phiếu, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sinh năm 1954, quê ở Bến Tre, là thạc sĩ kinh tế, cử nhân Tài chính - Ngân sách nhà nước.
Là đại biểu Quốc hội liên tục ba khoá XII, XIII và XIV (hiện nay là đại biểu đoàn Cần Thơ) bà Kim Ngân đã giữ trọng trách Phó chủ tịch Quốc hội từ khoá XIII.
Tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, bà được bầu làm Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia. Bà trở thành nữ chính khách Việt Nam đầu tiên giữ các cương vị này, đồng thời cũng là người đầu tiên thực hiện quy định tuyên thệ khi nhậm chức.
Sau đó, đến kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá XIV, bà Kim Ngân tiếp tục tái đắc cử Chủ tịch Quốc hội.
Trực tiếp điều hành các phiên chất vấn tại Quốc hội, bà Kim Ngân được nhiều vị đại biểu đánh giá cao về sự linh hoạt, quyết đoán.
Trong hai nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIII và XIV, cả ba lần lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội bà Kim Ngân đều dẫn đầu về số phiếu tín nhiệm cao.
Không tiếp tục tham gia Ban chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị khoá XIII, sau khi được miễn nhiệm, bà Ngân sẽ tiếp tục làm nhiệm vụ đại biểu cho đến khi Quốc hội mới được bầu.
Ngay sau khi có kết quả miễn nhiệm bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia mới.

-
Năng lượng, dầu khí có đóng góp quan trọng trong hợp tác Việt - Nga -
Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề nóng trong giáo dục -
Triển khai những dự án biểu tượng cho quan hệ Việt Nam - Nga trong kỷ nguyên mới -
Chính phủ thông qua hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã năm 2025 -
Sửa Luật Doanh nghiệp đang rất cấp bách -
Công bố sản phẩm hợp quy: Không thể bỏ, nhưng sẽ co hẹp để giảm gánh nặng cho doanh nghiệp -
Việt Nam coi trọng củng cố, mở rộng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Nga
-
Lần đầu tiên có thương hiệu sữa toàn cầu do doanh nghiệp Việt đồng sáng lập tại Úc
-
Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy phát triển bền vững giữa biến động toàn cầu
-
Nuôi vịt kiểu "resort" độc đáo: Thư giãn mỗi ngày, trứng sạch mỗi sáng
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”