-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Con đường trở lại sàn
6,84 triệu cổ phần của Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết sẽ chính thức được giao dịch trên UPCoM với mã chứng khoán BBT. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 2.300 đồng/cổ phiếu.
Thực chất, việc quay lại sàn chứng khoán và giao dịch trên UPCoM đã được Bông Bạch Tuyết rậm rịch lên kế hoạch từ năm ngoái, nhưng mãi đến bây giờ, 3 ngày trước ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền tham dự họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018, cổ phiếu BBT mới giao dịch trở lại.
. |
Việc BBT trở lại sàn chứng khoán lần này hứa hẹn sẽ thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và cổ đông của doanh nghiệp này, bởi Bông Bạch Tuyết là một cái tên đáng nhớ trên thị trường chứng khoán.
Bông Bạch Tuyết tiền thân là Nhà máy Cobovina Bạch Tuyết được thành lập năm 1960. Sau khi được quốc hữu hóa vào năm 1978, đến năm 1997, Bông Bạch Tuyết được chuyển thành công ty cổ phần, trong đó Nhà nước nắm giữ 30% vốn điều lệ. Năm 2002, Bông Bạch Tuyết tăng vốn từ 11,4 tỷ đồng lên 68,4 tỷ đồng bằng nguồn vốn tự tích luỹ. Lên sàn năm 2004, Bông Bạch Tuyết là một trong số ít doanh nghiệp niêm yết đầu tiên trên thị trường và có mặt lúc thị trường chứng khoán bùng nổ những năm 2006 - 2007.
Là doanh nghiệp có tiếng trong ngành sản xuất bông băng vệ sinh, y tế thời đó, nhưng rất đáng tiếc, những quyết định đầu tư thua lỗ, những sai lầm trong con số báo cáo, nội bộ công ty thường xuyên xảy ra xung đột… đã khiến Bông Bạch Tuyết thua lỗ nặng và phải hủy niêm yết bắt buộc vào năm 2009. Như vậy, sau 9 năm hủy niêm yết, cổ phiếu BBT đã giao dịch trở lại trên UPCoM.
Sự trở lại sàn chứng khoán của Bông Bạch Tuyết cũng khá ấn tượng, với 4 năm liên tiếp có lãi sau chuỗi thời gian thua lỗ kéo dài. Năm 2017, doanh thu thuần của Công ty đạt trên 92,4 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2016. 2 năm liên tiếp 2016 và 2017, Công ty đều lãi trên 14 tỷ đồng, trong đó năm 2016 đạt mức lãi 14,7 tỷ đồng.
Tương lai còn bấp bênh
Mặc dù tình hình kinh doanh có sáng sủa hơn, nhưng Bông Bạch Tuyết vẫn chưa thể xóa hết lỗ lũy kế trước đó và “mang theo” 61,9 tỷ đồng lỗ lũy kế lên sàn. Tại thời điểm 31/12/2017, vốn chủ sở hữu của Bông Bạch Tuyết đạt xấp xỉ 16 tỷ đồng.
Đáng chú ý, tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017, Bông Bạch Tuyết trình cổ đông thông qua việc chào bán riêng lẻ gần 2,96 triệu cổ phần với giá phát hành 10.000 đồng/cổ phần cho 2 cổ đông chiến lược là Công ty cổ phần Dệt may Gia Định, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Đầu tư Thừa Thiên Huế (Unimex Huế) để tăng vốn điều lệ từ 68,4 tỷ lên 98 tỷ đồng.
Nhưng đến phút chót, Dệt may Gia Định quyết định không tiếp tục tham gia mua cổ phần trong đợt phát hành thêm này, do mức giá chào bán 10.000 đồng/cổ phần quá cao so với đánh giá của Dệt may Gia Định về nội tại, tiềm lực hiện có của Bông Bạch Tuyết. Cũng cần phải nói thêm rằng, Dệt may Gia Định vẫn là cổ đông lớn duy nhất của Bông Bạch Tuyết, sở hữu 30% vốn điều lệ.
Unimex Huế được các cổ đông thông qua là cổ đông chiến lược duy nhất mua toàn bộ 2,96 triệu cổ phần trên, nhưng đến nay, việc phát hành này vẫn dậm chân tại chỗ và Bông Bạch Tuyết chưa tiến hành tăng vốn thành công.
Đồng thời, trên Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2017 của Bông Bạch Tuyết, kiểm toán thông báo, vẫn chưa được cung cấp các bằng chứng kiểm toán thích hợp liên quan đến một số khoản công nợ.
Mặc dù tình hình tài chính còn nhiều bất ổn, nhưng theo lãnh đạo của Bông Bạch Tuyết, hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm qua đã có sự khởi sắc nhờ cấu trúc lại sản phẩm, nhằm định hướng rõ ràng bước phát triển cho từng nhóm hàng. Đồng thời, từ năm 2018, kênh phân phối của Bông Bạch Tuyết đã được mở rộng từ 2 kênh y tế và tiêu dùng lên 6 kênh chính là bán qua nhà phân phối, đấu thầu, bán trực tiếp cho nhà thuốc, siêu thị, online và xuất khẩu.
Theo đánh giá của Công ty, vào thời điểm hoàng kim, Bông Bạch Tuyết chiếm 95% thị phần ngành bông y tế, nhưng vị thế đã bị mất do ngừng sản xuất trong gần 2 năm. Hiện nay, thị phần của Bông Bạch Tuyết chỉ còn khoảng 20 - 30%.
Mặc dù chưa công bố chính thức tài liệu kỳ họp Đại hội đồng cổ đông, nhưng Bông Bạch Tuyết vẫn tự tin lên kế hoạch tăng vốn thành công lên 98 tỷ đồng trong năm nay, doanh thu thuần ước đạt 106 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 12,8 tỷ đồng.
Tính đến hết quý I/2018, Bông Bạch Tuyết đã thực hiện được doanh thu thuần là 21,2 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 2,7 tỷ đồng, hoàn thành lần lượt 20% và 21% so với kế hoạch cả năm.
Với thị trường UPCoM giao dịch ngày càng trở nên sôi động, việc cổ phiếu BBT quay trở lại sẽ là một ẩn số thú vị trong thời gian tới.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025