
-
Bộ Tài chính công bố thông tin mới về việc chi trả chế độ theo Nghị định 178
-
Kết thúc phiên đàm phán thứ 2 về thuế đối ứng Việt - Mỹ
-
Mở rộng hỗ trợ học phí, nên cấp trực tiếp cho người học
-
Khôi phục hoạt động chạy tàu khách liên vận quốc tế Việt Nam - Trung Quốc
-
Hoàn tất đàm phán Khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc 3.0 -
Phó thủ tướng: Quỹ nhà ở quốc gia ảnh hưởng không đáng kể tới chính sách tài khóa
Ngày 7/11, theo trình bày của Bộ trưởng Bộ văn hóa, thể thao và du lịch Nguyễn Ngọc Thiện, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật du lịch (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, Chương VI, Mục 3 về hướng dẫn du lịch đã có sự sửa đổi so với Luật Du lịch 2014.
Theo đó, để phù hợp với thực tiễn, dự thảo Luật du lịch (sửa đổi) quy định hướng dẫn viên theo chương trình du lịch và hướng dẫn viên tại điểm. Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên được quy định thống nhất và đơn giản hơn, không phân biệt hướng dẫn viên nội địa và hướng dẫn viên quốc tế, chỉ căn cứ vào ngôn ngữ sử dụng khi hướng dẫn khách du lịch.
Yêu cầu về trình độ chuyên môn của người đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên theo chương trình du lịch được điều chỉnh từ trình độ cử nhân chuyên ngành hướng dẫn du lịch xuống trình độ trung cấp chuyên ngành hướng dẫn du lịch. Quy định mới này dự kiến là một trong những biện pháp cần thiết nhằm giải quyết tình trạng thiếu hướng dẫn viên trong mùa du lịch cao điểm như hiện nay.
Dự thảo Luật du lịch (sửa đổi) sử dụng khái niệm “hướng dẫn viên du lịch tại điểm” thay cho khái niệm “thuyết minh viên”; bổ sung quy định về điều kiện, thẩm quyền cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm.
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, trên cơ sở vai trò quan trọng của hướng dẫn viên du lịch trong việc cung cấp, truyền tải thông tin về sản phẩm du lịch, bản sắc văn hóa dân tộc, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, Luật du lịch quy định hướng dẫn viên được hành nghề khi có hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Tuy nhiên, để phù hợp với điều kiện thực tế, tạo sự sẵn sàng, đa dạng về loại hình cung cấp dịch vụ hướng dẫn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của dịch vụ, Dự thảo Luật du lịch (sửa đổi) mở rộng điều kiện hành nghề của hướng dẫn viên, theo đó, ngoài việc hành nghề trên cơ sở hợp đồng giao kết với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, hướng dẫn viên có thể hành nghề theo hợp đồng giao kết với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn hoặc tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch.
Đối với cơ sở lưu trú du lịch quy định tại Mục 1, Chương VII, Dự thảo Luật du lịch (sửa đổi) bỏ quy định về Làng du lịch và bổ sung quy định về Tàu thủy lưu trú du lịch là loại hình lưu trú đang phát triển tại các khu du lịch biển.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch hoạt động theo cơ chế thị trường, dự thảo Luật du lịch (sửa đổi) quy định việc thẩm định, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch được áp dụng tự nguyện, không bắt buộc như quy định tại Luật du lịch. Doanh nghiệp có thể đăng ký với Cơ quan quản lý du lịch ở Trung ương hoặc địa phương theo phân cấp để thẩm định, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch hoặc kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp và văn bản pháp luật liên quan mà không cần xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch.
![]() |
Theo Dự thảo Luật Du lịch sửa đổi, trình độ chuyên môn của người đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên theo chương trình du lịch được điều chỉnh từ trình độ cử nhân chuyên ngành hướng dẫn du lịch xuống trình độ trung cấp chuyên ngành hướng dẫn du lịch |
Đối với các cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng, dự thảo Luật du lịch (sửa đổi) bỏ quy định tái thẩm định, công nhận lại hạng sau 3 năm; bổ sung quy định thu hồi quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch khi không duy trì chất lượng theo tiêu chuẩn đã được công nhận; bổ sung trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trong việc kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ lưu trú du lịch.
Khách du lịch ngoài việc sử dụng các dịch vụ du lịch cơ bản như lữ hành, hướng dẫn du lịch, lưu trú du lịch còn có thể sử dụng nhiều dịch vụ liên quan như mua sắm, ăn uống, giải trí, thể thao… Để đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp, bảo vệ quyền lợi của khách du lịch, góp phần xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch và hình ảnh của tổ chức, cá nhân kinh doanh, Dự thảo Luật du lịch (sửa đổi) quy định việc cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Việc cấp biển hiệu được thực hiện trên cơ sở tự nguyện và không giới hạn trong phạm vi khu du lịch, điểm du lịch như quy định tại Luật du lịch.

-
Đề xuất chi hơn 5.000 tỷ đồng/năm phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi -
Khôi phục hoạt động chạy tàu khách liên vận quốc tế Việt Nam - Trung Quốc -
Hoàn tất đàm phán Khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc 3.0 -
Phó thủ tướng: Quỹ nhà ở quốc gia ảnh hưởng không đáng kể tới chính sách tài khóa -
Hải Dương thúc đẩy phát triển song song với sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính -
Chủ tịch Quốc hội: Ủng hộ thông qua sớm chính sách đặc thù cho nhà ở xã hội -
Triển khai sắp xếp, xử lý trụ sở, cơ sở vật chất khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số
-
Agribank mở rộng phạm vi cấp vốn và nâng quy mô triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
-
Khách sạn Courtyard by Marriott Danang Han River - sự giao thoa giữa chuẩn mực toàn cầu và văn hóa bản địa
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Bảo hiểm
-
Công bố Top 10 Ngân hàng Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025
-
Izumi City: Tọa độ chiến lược trong dòng chảy phát triển kinh tế mới của Đồng Nai