-
Điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam khiến EVN thiệt hại 717 tỷ đồng -
Đề nghị xử lý tin đồn lãnh đạo chi nhánh PGBank Phú Thụy vỡ nợ, bị bắt -
Đề xuất của Công ty 6666 tại mỏ vàng Bồng Miêu là “không thể chấp nhận được” -
Truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến và 12 đồng phạm -
Khai thác cát trắng trái phép tại Dự án Nhà máy sản xuất Raico Việt Nam -
Quảng Nam yêu cầu làm rõ các vấn đề pháp lý Dự án Khu đô thị số 11
THEO DÕI PHIÊN XÉT XỬ BẦU KIÊN SÁNG 20/5 TẠI ĐÂY
Ngày mai, 21/5, phiên tòa sẽ tiếp tục với phần xét hỏi.
17h15: Tiếp theo, Tòa thẩm vấn bị cáo Trần Ngọc Thanh, 62 tuổi, giám đốc Công ty ACBI (do bầu Kiên lập) bị truy tố tội 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản'. Khai tại tòa, Thanh cho biết, trước khi chuyển hợp đồng chuyển nhượng 20 triệu cổ phần sang Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát, HĐQT chỉ lấy ý kiến bằng văn bản, không họp HĐQT. “Việc ký hợp đồng chuyển nhượng, do bị cáo ký”, Thanh khai.
Trần Ngọc Thanh cho biết về làm Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội (Công ty ACBI) từ tháng 3/2008. Quyền hạn là giám đốc công ty, nhưng toàn bộ hoạt động tài chính thì do Chủ tịch công ty trực tiếp chỉ đạo, Kế toán trưởng hoàn thành giấy tờ và Thanh chỉ có nhiệm vụ ký. Theo bị cáo Thanh, việc phân công trách nhiệm ở công ty chưa rõ ràng. Trách nhiệm cao nhất là Nguyễn Đức Kiên.
Đối với hoạt động của HĐQT của công ty, Thanh nói: Theo điều lệ thì quyết định theo đa số, nhưng ở công ty nhỏ như Công ty ACBI thì Chủ tịch HĐQT quyết định. “Chúng tôi tôn trọng ý kiến của Chủ tịch HĐQT”.
16h30: HĐXX trở lại làm việc và bắt đầu thẩm vấn các bị cáo bị truy tố về tội "Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản". Tòa đề nghị cách ly hai bị cáo Nguyễn Thị Hải Yến và Nguyễn Đức Kiên sang phòng chờ khác
4h20:Tòa đang tạm thời nghỉ giải lao.
Sau công bố của VKS về bản cáo trạng truy tố, bị cáo Nguyễn Đức Kiên được nêu ý kiến. Kiên cho rằng, bản cáo trạng truy tố không đúng sự thật. Các bị cáo khác cho rằng, bản cáo trạng truy tố chưa chính xác.
16h18: Tại bản cáo trạng, VKS bổ sung việc rút bản quyết định truy tố đối với bị cáo Trần Xuân Giá, tạm đình chỉ điều tra vụ án đối với bị cáo Trần Xuân Giá để lý sau. Hành vi chiếm đoạt của Huỳnh Thị Huyền Như, VKS cho rằng, đã được xử lý ở vụ án khác nên không xem xét trong vụ án này.
16h15: Hành vi chiếm đoạt của Huỳnh Thị Huyền Như, VKS cho rằng, đã được xử lý ở vụ án khác nên không xem xét trong vụ án này.
16h05: Ngoài ra, hành vi của ông Nguyễn Văn Hòa, Kế toán trưởng Ngân hàng ACB; ông Đỗ Minh Toàn, nguyên là Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB; ông Nguyễn Ngọc Chung, quyền Tổng giám đốc Công ty TNHH Chứng khoán ACB có dấu hiệu của tội "Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng".
Tuy nhiên, xét hành vi của các bị cáo, trong quá trình điều tra, các ông này đã có thái độ khai báo thành khẩn nên VKS nhân dân Tối cao cho rằng chưa cần thiết phải xử lý hình sự.
Cơ quan điều tra đề nghị Ngân hàng Nhà nước tiến hành kiểm tra, xác định sai phạm và đề nghị xử lý các cá nhân tại các ngân hàng có liên quan đến vụ án này.
16h:Cáo trạng cũng cho biết, về tài sản kê biên trong quá trình điều tra, cơ quan cảnh sát điều tra – Bộ Công an đã kê biên 3 bất động sản do Nguyễn Đức Kiên và vợ đứng tên sở hữu gồm: Nhà và đất tại số 5, Hồ Biểu Chánh, phường 12, quận Phú Nhuận, TP. HCM; Nhà và đất ở tại số 22, Hoàng Dư Khương, phường 12, quận 10, TP. HCM; Ngoài ra còn kê biên hơn 2.400m2 đất tại 78/6 Bình Lợi, phường 13, quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Ngoài ra, cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã có văn bản đề nghị Ngân hàng ACB phong tỏa, quản lý toàn bộ số cổ phiếu, cổ phần do Nguyễn Đức Kiên và người thân đang sở hữu tại Ngân hàng ACB.
15h45: Năm 2009, Công ty B&B kinh doanh giá vàng trên tài khoản ngoài lãnh thổ Việt Nam với ngân hàng ACB, thu số tiền lãi hơn 100 tỷ đồng. VKS xác định, Nguyễn Đức Kiên lợi dụng chính sách của Nhà nước về việc miễn thuế thu nhập cá nhân, dùng thủ đoạn ký hợp đồng hợp tác đầu tư tài chính giữa công ty B&B với Nguyễn Thúy Hương (em gái bầu Kiên), để chuyển lợi nhuận của doanh nghiệp sang cho cá nhân. Qua đó, bầu Kiên trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho công ty B&B hơn 25 tỷ đồng.
Cáo trạng xác định Nguyễn Đức Kiên là người chủ mưu, hướng dẫn người khác tham gia trốn thuế nên phạm vào tội “trốn thuế”.
Cáo trạng cũng nêu rõ: Công ty CP Đầu tư ACB Hà Nội (Công ty ACBI) đang thế chấp 20 triệu cổ phần công ty CP Thép Hòa Phát để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ tại ngân hàng ACB. Tuy vậy, với tư cách là Chủ tịch HĐQT, đại diên pháp luật của ACBI, Kiên đã chỉ đạo Trần Ngọc Thanh (giám đốc) và Nguyễn Thị Hải Yến (Kế toán trưởng) lập khống biên bản họp HĐQT và Quyết định của HDDQT.
Các biên bản này thể hiện chủ trường của HĐQT công ty ACBI bán 20 triệu cổ phần công ty Thép Hòa Phát mà ACBI đang sở hữu. Việc này nhằm tạo lòng tin cho công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát ký hợp đồng mua cổ phần và chuyển giao số tiền 264 tỷ đồng nhưng không sở hữu được số cổ phần đã mua.
Như vậy, Nguyễn Đức Kiên đã có hành vi gian dối để chiếm đoạt tài sản của công ty CP TNHH MTV Thép Hòa Phát. Hành vi của Nguyễn Đức Kiên phạm vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
15h30: Đối với tội Trốn thuế, cáo buộc của VKS cho biết, lợi dụng chính sách của Nhà nước về việc miễn thuế thu nhập cá nhân, Kiên với thủ đoạn ký hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính để trốn thuế hơn 25 tỷ đồng. Trong tội trốn thuế, vợ và em gái của bầu Kiên là Đặng Ngọc Lan và Nguyễn Thúy Hương được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo cáo trạng, hành vi của Lan và Hương chưa cấu thành tội phạm do hai người này không biết, không tham gia và chỉ làm theo chỉ đạo của Nguyễn Đức Kiên
15h20: Ở cáo buộc tội danh "cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", ngoài ông Kiên còn có nhiều lãnh đạo cao cấp của ACB bị cho có liên quan. Theo VKS, ngày 22/3/2010, Thường trực HĐQT ACB cùng Nguyễn Đức Kiên ra quyết định về việc uỷ thác cho các cá nhân gửi tiền, ngoại tệ ở những tổ chức tín dụng.
Từ ngày 27/6/2011 đến 5/9/2011, ông Lý Xuân Hải đã uỷ quyền cho kế toán trưởng uỷ thác gần 720 tỷ đồng cho 19 nhân viên ngân hàng gửi tiết kiệm vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và Vietinbank chi nhánh TP HCM. Lãi suất ghi trong hợp đồng là 14% một năm, lãi suất thỏa thuận ngoài hợp đồng từ 3,7 đến 13% một năm.
Tuy nhiên, toàn bộ số tiền đã bị Huỳnh Thị Huyền Như (quyền trưởng phòng giao dịch Điên Biên Phủ thuộc Vietinbank chi nhánh TP HCM) sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt, gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB.
VKS còn phát hiện trong thời gian nắm giữ vai trò quan trọng tại ngân hàng ACB, ông Kiên cùng một số lãnh đạo ACB khác đã ban hành chủ trương mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và đầu tư cổ phiếu ACB gây thiệt hại gần 690 tỷ đồng. Do đó, các ông này bị cáo buộc phải chịu trách nhiệm hình sự vì gây thiệt hại cho ngân hàng ACB hơn 1.400 tỷ đồng.
14h45: Đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội giữ quyền công tố phiên tòa công bố bản cáo trạng số 10/VKSTC-V1 ngày 10/2/2014 về vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản“, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; “Trốn thuế”; “Kinh doanh trái phép” do Nguyễn Đức Kiên tức bầu Kiên cầm đầu.
Theo cáo trạng, từ năm 1993, ông Kiên sở hữu gần 3,8% cổ phiếu của ngân hàng ACB, giữ chức Phó chủ tịch HĐQT trong 14 năm (1994-2008), Chủ tịch Hội đồng đầu tư ngân hàng ACB trong 9 năm (2003-2012). Trong thời gian này, ông thành lập 6 công ty gồm: Công ty Cổ phần phát triển sản xuất và Xuất nhập khẩu Thiên Nam, Công ty cổ phần đầu tư Thương mại B&B, Công ty cổ phần tập đoàn tài chính Á Châu, Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội, Công ty cổ phần đầu tư Á Châu và công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội. Cả 6 công ty đều do ông Kiên làm chủ tịch HĐQT.
Hội đồng Sáng lập Ngân hàng ACB có chức năng tư vấn cho Hội đồng quản trị Ngân hàng ACB, được cung cấp đầy đủ các tài liệu về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ACB. Như vậy, tuy không giữ chức danh do Ngân hàng Nhà nước chuẩn y nhưng với vị trí là Phó Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Ngân hàng ACB và đại diện nhóm cổ đông chiếm 9,03% vốn điều lệ, ông Nguyễn Đức Kiên có vai trò chỉ đạo, chi phối toàn bộ hoạt động, quản trị, điều hành Ngân hàng ACB.
Theo cơ quan công tố, từ ngày 15/5/2007 đến ngày 3/8/2012, thông qua 6 công ty này, ông Kiên đã tổ chức kinh doanh không đúng với giấy phép khi mua bán cổ phần, cổ phiếu, vàng với tổng số tiền hơn 21.000 tỷ đồng.
Theo cơ quan công tố, ông Kiên còn có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong thương vụ mua bán 20 triệu cổ phần (trị giá 264 tỷ đồng) đã thế chấp của Công ty cổ phần Thép Hoà Phát...
14h30: Chủ tọa phiên tòa Nguyễn Hữu Chính thông báo, đã triệu tập những người liên quan tham gia tố tụng vắng mặt trong phiên xử sáng cùng ngày. Trong đó có Ủy ban Chứng khóa Nhà nước Việt Nam.
14h10: HĐXX tiếp tục làm việc. Phiên tòa bắt đầu phần xét hỏi. Mở đầu phần xét hỏi, đại diện Viện kiểm sát công bố cáo trạng truy tố các bị cáo tại tòa
Sáng nay, 20/5, sau khi kiểm tra căn cước các bị cáo, đọc Quyết định đưa vụ án ra xét xử, Hội đồng Xét xử đã công bố các tài liệu liên quan đến sức khỏe của ông Trần Xuân Giá. Theo đó, các bác sỹ cho rằng ông Giá ung thư đại tràng, cùng nhiều bệnh nặng khác, sức khỏe rất yếu.
Chủ tọa cũng công bố đơn của ông Giá gửi tới HĐXX vào ngày 19/5. Ông Giá cho biết, do sức khỏe còn yếu nên chưa chắc chắn đến dự phiên tòa. Ông Giá cũng đề nghị nếu dự tòa phải có người thân và bác sĩ bên cạnh. Trong điều kiện không thể dự tòa, ông Giá đề nghị “tạm đình chỉ bị can đối với tôi”.
Ông Nguyễn Đức Kiên trong phiên tòa sáng ngày 20/5. Ảnh Bảo Thắng. |
Đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa cho rằng, ông Giá đã có các lời khai trong quá trình điều tra, do vậy, không nên để việc bị cáo Giá ảnh hưởng đến quá trình xét xử, do đó, đề nghị HĐXX tạm đình chỉ vụ án đối với ông Giá, để xem xét, xử lý sau.
Luật sư Lưu Tiến Dũng, Luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị cáo Trần Xuân Giá cho rằng, bị cáo vắng mặt vì lý do chính đáng. Nhưng trước đó, do ông Giá vắng mặt nên phiên tòa đã bị hoãn một lần. Ông Giá cũng mong muốn được tham dự toà. Tuy nhiên tình trạng sức khoẻ lần này kém rất nhiều. Hội đồng sức khoẻ đã kết luận ông Giá bị bệnh hiểm nghèo. Luật sư đề nghị tạm đình chỉ vụ án đối với ông Trần Xuân Giá. Đề nghị của Viện Kiểm sát là hợp lý và có cơ sở pháp lý.
Sau khi tạm dừng phiên tòa để hội ý, HĐXX quyết định: Do ông Trần Xuân Giá đang mắc bệnh hiểm nghèo, không thể có mặt tại phiên xử, nên HĐXX quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với ông Giá, khi nào lý do tạm đình chỉ không còn, sẽ khôi phục vụ án.
Hữu Tuấn
-
Đề xuất của Công ty 6666 tại mỏ vàng Bồng Miêu là “không thể chấp nhận được” -
Truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến và 12 đồng phạm -
EVN thiệt hại gần 210 tỷ đồng tại Điện mặt trời Lộc Ninh 3 -
Khai thác cát trắng trái phép tại Dự án Nhà máy sản xuất Raico Việt Nam -
Quảng Nam yêu cầu làm rõ các vấn đề pháp lý Dự án Khu đô thị số 11 -
“Trùm” mua bán trái phép hóa đơn gần 200 tỷ đồng lĩnh án -
Giả mạo email của Ngân hàng Nhà nước gửi link cập nhật sinh trắc học để lừa đảo
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 16/9 -
2 Cân nhắc thêm phương án mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 6 làn xe -
3 Tỷ giá hết cản đường, chu kỳ nới lỏng bắt đầu, tăng trưởng kinh tế đứng trước cơ hội mới -
4 Bão số 3 gây thiệt hại 40.000 tỷ đồng về tài sản, có thể làm tăng trưởng GDP giảm 0,15 điểm phần trăm -
5 Đề xuất nhiều cơ chế “mở” khi sửa Luật Điện lực
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững
- C.P. Việt Nam tiếp tục trồng rừng bền vững tại Đồng Nai năm 2024
- Intech Group chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả lũ lụt
- UNICEF Việt Nam chung tay khắc phục thiệt hại bão lũ
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam