-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng -
Dành 122.250 tỷ đồng phát triển văn hóa 2025 - 2030: Công nghiệp văn hóa sẽ chiếm 7% GDP -
Giữ kinh phí công đoàn 2%, không “chốt” cứng tỷ lệ phân phối -
Tổng thống Rumen Radev mong muốn VinFast sớm nghiên cứu, đầu tư vào Bulgaria -
Tăng ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng lên 200 triệu đồng -
Quốc hội nhất trí đưa phân bón quay lại chịu thuế giá trị gia tăng 5%
Trường Trung cấp nghề du lịch Hà Nội cam kết đầu ra của trường, doanh nghiệp có thể sử dụng được ngay |
Với diện tích sử dụng gần 10.000 m2, cơ sở này sẽ đảm nhận đào tạo cho hơn 1000 học viên/năm với 7 ngành nghề đào tạo theo bộ tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam (VTOS) bao gồm: Hướng dẫn du lịch, điều hành tour, nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ lưu trú, nghiệp vụ nhà hàng, kỹ thuật chế biến món ăn và làm bánh ngọt.
Trước đó, cơ sở 1 của HHTC đã đi vào hoạt động tại địa chỉ 708 Minh Khai từ năm 2006 với việc đào tạo 2 nghiệp vụ chính là làm bánh và nhân viên nhà hàng.
Như vậy, việc khai trương cơ sở mới của HHTC không chỉ đánh dấu việc mở rộng ngành nghề từ 2 ngành đào tạo lên 7 ngành nghề chuyên sâu phục vụ ngành du lịch mà còn đánh dấu sự chuyển biến trong cách thức đào tạo của nhà trường.
Ông Trương Tường Lân, Hiệu trưởng HHTC cho biết: “Cơ sở mới sẽ đáp ứng đủ điều kiện giúp chúng tôi hoàn thiện những khiếm khuyết của thợ nghề, ở đây là nghề du lịch. Theo đó, chúng tôi quan tâm tới 3 yếu tố còn yếu của nhân lực du lịch Việt Nam là ngoại ngữ, sức khỏe và thực hành nghề. Bắt đầu từ năm nay, chúng tôi sẽ đào tạo theo mô hình các nước tiên tiến là đầu vào dễ nhưng đầu ra khó với ban thẩm định gồm những nhà chuyên môn, đơn vị cấp chứng chỉ và chính các doanh nghiệp tiếp nhận lao động”.
Cũng theo ông Lân, ngoài đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp, HHTC sẽ đào tạo nhân lực sơ cấp với thời gian từ 3-6 tháng và đào tạo trung cấp chỉ trong vòng 1 năm thay vì 2 năm như các cơ sở đào tạo khác nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đầu ra khiến doanh nghiệp có thể sử dụng ngay.
Ngoài ra, trong quá trình đào tạo, học viên sẽ nhận được lương ít nhất 2 triệu đồng/tháng khi thực tập tại doanh nghiệp.
“Chỉ đến năm sau thôi, doanh nghiệp đã có thể tự mình thấy được năng lực của lao động sẽ được tiếp nhận từ khi lao động đang trong quá trình đào tạo. Hiện, chúng tôi đã nhận được đơn đào tạo đến từ hàng trăm doanh nghiệp khác nhau”, ông Lân nói.
Ngoài ra, tại thị trường nước ngoài, theo ông Lân, HHTC đã có ký kết hợp tác với những đối tác tại thị trường Canada, Úc và UAE (các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất) để xuất khẩu lao động phục vụ chế biến món ăn và phục vụ nhà hàng tại các thị trường này.
“Chúng tôi cũng vừa nhận được lời mời ký kết hợp tác với một đối tác khác để cung cấp nhân lực ngành phục vụ buồng tại Nhật Bản. Đối tác này sẽ đưa trực tiếp lao động cho chúng tôi đào tạo. Câu chuyện với doanh nghiệp là khá khó khăn khi giải quyết các vấn đề liên quan tới tuyển dụng nhân sự có chất lượng. Do đó, ngoài việc tiếp nhận lao động đã qua đào tạo tại HHTC, doanh nghiệp cũng có thể chọn nhân sự và giao cho chúng tôi đào tạo. Chúng tôi sẽ cam kết đầu ra theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp ngoài bộ tiêu chuẩn chung của VTOS, những lao động này sẽ được đào tạo nhân lực theo văn hóa của chính doanh nghiệp”, ông Lân cho biết thêm.
Nói về tiềm năng thị trường đào tạo cho ngành du lịch, ông Lân cho biết, chỉ riêng Tập đoàn VinGroup, trong vòng 5 năm tới, riêng đội ngũ phục vụ cho khối dịch vụ của Tập đoàn này đã lên tới 20.000 lao động đó là chưa kể những tập đoàn khác như FLC, Sun Group. Ngoài ra, mỗi khác sạn từ 4-5 sao tại Hà Nội từ 2 năm nay đã ở tình trạng thiếu từ 10-15 lao động ở mỗi vị trí.
Trong khi đó, ông Nguyễn Quý Phương, Vụ trưởng Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch) cho biết: “Năm 2016, ngành du lịch đạt 26% tăng trưởng và 9 tháng đầu năm 2017, ngành du lịch đã đón gần 9,5 triệu lượt khách quốc tế, đạt gần 29% tăng trưởng. Trong 6,7% tăng GDP của đất nước năm 2017, ngành du lịch dự kiến sẽ đạt 1%, chỉ riêng 6 tập đoàn lớn của Việt Nam, mỗi năm đã xây dựng hàng vạn phòng khách sạn, đây là cơ hội lớn cho những cơ sở đào tạo đủ chất lượng”.
Để đón đầu thị trường đào tạo, ông Lân cũng cho biết, trong kế hoạch sắp tới, trường sẽ tiếp tục mở rộng thêm cơ sở mới.
“Hiện, chúng tôi đang xin quỹ đất tại Ứng Hòa và Đông Anh. Tại Ứng Hòa, chúng tôi đã nhận được sự đồng thuận tạo quỹ đất lớn để nhà trường đầu tư xây dựng. Đông Anh cũng đã hứa hẹn cấp cho chúng tôi khoảng 2 ha đất. Trong khi đó, những đối tác nước ngoài của chúng tôi cũng đã cam kết sẽ đầu tư trang thiết bị thực hành cho nhà trường. Sau năm nay, chúng tôi kỳ vọng sẽ mở thêm được những cơ sở mới theo năng lực thực tế của trường”, ông Lân khẳng định thêm.
-
Tổng thống Rumen Radev mong muốn VinFast sớm nghiên cứu, đầu tư vào Bulgaria -
Dự kiến chiều 27/11 trình Quốc hội việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận -
Bãi bỏ 30 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực Công thương -
Tăng ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng lên 200 triệu đồng -
Quốc hội nhất trí đưa phân bón quay lại chịu thuế giá trị gia tăng 5% -
Doanh nghiệp tư nhân cũng được hành nghề công chứng -
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang: Tăng cường ký hiệp định dẫn độ tội phạm
-
1 Thị trường mua bán - sáp nhập (M&A): Lò xo nén chặt chờ bùng nổ -
2 Bệ đỡ cho M&A tăng tốc năm 2025 -
3 Dành 122.250 tỷ đồng phát triển văn hóa 2025 - 2030: Công nghiệp văn hóa sẽ chiếm 7% GDP -
4 Một doanh nghiệp tự nguyện trả lại khu "đất vàng" ở quận 1 TP.HCM -
5 Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế mua bán nhà, đất theo thời gian sở hữu
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia - Cần phương án hài hoà hơn
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng
- Ngân hàng Phương Đông - Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2024
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung