Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Tín hiệu khả quan từ tăng trưởng du lịch
Hải Hà - 06/07/2017 13:37
 
Nếu vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng như 6 tháng qua, ngành du lịch sẽ không khó để đạt được mục tiêu 11,5 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2017.
Ngành du lịch đang đứng trước cơ hội thuận lợi cho sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa thời gian tới.
Ngành du lịch đang đứng trước cơ hội thuận lợi cho sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa thời gian tới.

Theo đánh giá của Tổng cục Du lịch, trong 6 tháng đầu năm 2017 tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế vẫn duy trì ở mức cao so với cùng kỳ năm 2016. Lượng khách đến từ hai thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn đạt con số tuyệt đối cao nhất. Các thị trường được miễn visa duy trì đà tăng trưởng khá.

Số liệu do Tổng cục Thống kê cung cấp cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 6.206.336 lượt khách, tăng 30,2% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó, lượng khách đến bằng phương tiện đường không đạt 5.211.965 lượt khách (tăng 33,0% so với cùng kỳ năm 2016); khách đến bằng phương tiện đường biển đạt 170.843 lượt khách (tăng 26,0% so với cùng kỳ năm 2016); khách đến bằng phương tiện đường bộ đạt 823.528 lượt khách (tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2016).

Ước tính khách du lịch nội địa 6 thángđạt 40,7triệu lượt khách (khách lưu trú ước đạt 19,2 triệu lượt). Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 254.700tỷ đồng, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm 2016.

Trước đó, trong kịch bản tăng trưởng ngành Du lịch năm 2017 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng và báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã dự báo, lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2017 có thể đạt từ 12 – 13 triệu lượt, tăng từ 20 – 30% so với năm 2016.

Tuy nhiên, đây cũng là ngành dễ chịu sự tác động khách quan nên Tổng cục Du lịch chỉ dám đưa ra mục tiêu đón 11,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 15% so với năm 2016.

Đáng chú ý không chỉ đạt được con số tăng trưởng mạnh hơn về lượng khách quốc tế so với cùng kỳ (30,2%, trong khi 6 tháng đầu năm 2016 tăng 21,3% so với cùng kỳ năm 2015) mà 6 tháng đầu năm 2016 còn chứng kiến hàng loạt các chính sách được ra đời dự kiến sẽ tạo hậu thuẫn tốt cho tăng trưởng hơn nữa của ngành du lịch.

Cụ thể, ngày 16/1/2017, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đây là dấu ấn đặc biệt trong lịch sử 57 năm phát triển của ngành Du lịch Việt Nam.Nghị quyết này là cơ sở rất quan trọng để xây dựng các khuôn khổ pháp lý, đề ra các chính sách, khắc phục các khó khăn và vấn đề tồn tại của ngành, huy động sự tham gia và nguồn lực của xã hội nhằm đưa du lịch Việt Nam phát triển ở một tầm cao mới, thuộc nhóm những quốc gia phát triển du lịch hàng đầu trong ASEAN.

Dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ ban hành sau khi tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ.

Ngày 19/6/2017, tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIV đã chính thức thông qua dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi) với 438 phiếu tán thành, chiếm 89,21% tổng số đại biểu Quốc hội. Luật Du lịch 2017 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018.Luật Du lịch 2017 cũng được đánh giá là kế thừa những nội dung cơ bản của Luật Du lịch 2005, đồng thời có nhiều nội dung mới mang tính đột phá, là cơ sở pháp lý hết sức quan trọng để du lịch Việt Nam phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn mới.

Từ ngày 18-20/6/2017 tại TP. Hạ Long cũng đã diễn ra sự kiện“Đối thoại chính sách cao cấp APEC về du lịch bền vững” với sự tham gia của 150 đại biểu đến từ 18 nền kinh tế APEC, 3 tổ chức quan sát viên và 5 tổ chức quốc tế khách mời. Tại sự kiện này đã thông qua Tuyên bố cao cấp APEC 2017 về du lịch bền vững với chủ đề Thúc đẩy du lịch bền vững vì châu Á - Thái Bình Dương bao trùm và kết nối.

Ngày 25/1/2017 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 07/2017/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.Nghị quyết số 39/NQ-CP của Chính phủ tiếp tục gia hạn miễn visa cho khách du lịch từ 5 nước Tây Âu.

Đây là những chính sách được xem là tiền đề tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng cao của ngành du lịch.

Nhờ vào kết quả của sự tăng trưởng nhanh chóng về lượng khách du lịch quốc tế và doanh thu, ngành du lịch đã đạt mục tiêu đón được khoảng 20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 triệu lượt khách du lịch nội địa; đóng góp của ngành du lịch đạt trên 10% GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỷ USD; giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 20 tỷ USD và sẽ tạo ra khoảng 4 triệu việc làm đến năm 2020.

Cho phép thí điểm chở khách du lịch bằng ô tô điện trong khu vực hạn chế
Thủ tướng Chính phủ đồng ý thí điểm hoạt động đối với xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện phục vụ chở khách tham quan, du lịch trong khu...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư