
-
Anh, EU nhất trí về thỏa thuận thiết lập lại quan hệ sau Brexit
-
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay
-
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ
-
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại -
Tạm đình chiến thương mại Mỹ - Trung: Giải tỏa căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu
Dự báo lãi suất LPR sẽ giảm thêm 40 điểm cơ bản vào cuối năm
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã hạ lãi suất cho vay cơ bản (LPR) kỳ hạn 1 năm từ 3,1% xuống 3,0% và lãi suất LPR kỳ hạn 5 năm từ 3,6% xuống 3,5%. Đây là lần giảm đầu tiên kể từ khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cắt giảm 25 điểm cơ bản vào tháng 10 năm ngoái, trong bối cảnh Bắc Kinh tăng cường nỗ lực củng cố nền kinh tế.
![]() |
Lãi suất LPR kỳ hạn 1 năm ảnh hưởng đến các khoản vay của doanh nghiệp và hầu hết các hộ gia đình ở Trung Quốc, trong khi LPR kỳ hạn 5 năm đóng vai trò là chuẩn mực cho lãi suất thế chấp. Ảnh: AFP |
Lãi suất LPR được ấn định hàng tháng dựa trên lãi suất đề xuất của các ngân hàng thương mại được chỉ định gửi lên Ngân hàng Trung ương Trung Quốc. Lãi suất LPR kỳ hạn 1 năm ảnh hưởng đến các khoản vay của doanh nghiệp và hầu hết các hộ gia đình ở Trung Quốc, trong khi LPR kỳ hạn 5 năm đóng vai trò là chuẩn mực cho lãi suất thế chấp.
Động thái cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc diễn ra khi một loạt đơn vị cho vay thương mại do nhà nước hậu thuẫn đã có động thái giảm lãi suất tiền gửi của họ tới 25 điểm cơ bản vào sớm ngày 20/5 trong nỗ lực bảo vệ biên độ lãi suất ròng của họ, mở đường cho việc hạ lãi suất cho vay chủ chốt.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc có khả năng sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách, nhà kinh tế trưởng Zichun Huang tại Capital Economics cho biết, đồng thời dự báo lãi suất LPR sẽ được giảm thêm 40 điểm cơ bản vào cuối năm.
Động thái cắt giảm lãi suất lần này là một phần trong gói biện pháp kích thích được Bắc Kinh công bố vào đầu tháng này, bao gồm việc giảm lãi suất cho vay và tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng.
Đồng nhân dân tệ giao dịch hải ngoại hôm 20/5 đã thoát khỏi một số áp lực mất giá để duy trì tương đối ổn định, phần lớn là do đồng đô la Mỹ suy yếu. Theo dữ liệu của LSEG, đồng tiền này đã tăng giá hơn 2,8% so với đồng bạc xanh kể từ khi đạt mức thấp kỷ lục là 7,4287 CNY đổi 1 USD vào tháng trước.
Ông Allan von Mehren, nhà kinh tế Trung Quốc tại Denske Bank, đã điều chỉnh mục tiêu 12 tháng cho đồng nhân dân tệ ở nước ngoài từ 7,35 CNY đổi 1 USD xuống còn 7,15 CNY "ăn" 1 USD sau khi căng thẳng thương mại hạ nhiệt và Bắc Kinh "rõ ràng muốn ổn định tiền tệ".
Trung Quốc vẫn cần thêm các biện pháp kích thích kinh tế
Chỉ riêng việc cắt giảm lãi suất khiêm tốn có thể không tạo ra tác động đáng kể thúc đẩy nhu cầu vay vốn và phục hồi nền kinh tế nói chung, theo bà Zichun Huang từ Capital Economics Huang. Bởi lẽ, nhà phân tích này cho rằng "gánh nặng hỗ trợ nhu cầu chủ yếu nằm ở chính sách tài khóa".
Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc có thể ít có xu hướng mở rộng các hỗ trợ tài khóa vượt quá mức đã công bố trong ngân sách năm nay sau khi thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc gần đây đã "hạ nhiệt", bà Huang lưu ý.
Nỗi lo về chiến tranh thương mại đã lắng xuống sau cuộc đàm phán giữa các quan chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc tại Thụy Sĩ vào đầu tháng này dẫn đến một loạt thuế quan thấp hơn giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Bắc Kinh và Washington đã đồng ý bãi bỏ hầu hết các mức thuế trong 90 ngày, tạo điều kiện cho một số cuộc đàm phán tiếp theo để đạt được một thỏa thuận lâu dài hơn. Điều đó đã thúc đẩy một loạt các ngân hàng đầu tư toàn cầu nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm nay trong khi giảm kỳ vọng về các biện pháp kích thích chủ động hơn khi Bắc Kinh nỗ lực đạt mục tiêu tăng trưởng năm nay là "khoảng 5%".
Đơn cử, tập đoàn tài chính Nomura đã nâng dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong quý II/2025 lên 4,8%, từ mức 3,7% nhờ dữ liệu kinh tế phục hồi vào tháng 4, đồng thời nâng dự báo tăng trưởng cả năm lên 3,7% từ 3,5%.
Bất chấp triển vọng tăng trưởng trong ngắn hạn, tập đoàn Nomura đã cảnh báo "nguy cơ cao là nền kinh tế Trung Quốc sẽ phải chịu đòn kép" do tình trạng suy thoái nhà ở kéo dài và khả năng Mỹ tăng thuế trở lại.
Giá bán buôn tại Trung Quốc trong tháng 4/2025 đã ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong 6 tháng, trong khi giá tiêu dùng ghi nhận sụt giảm trong tháng thứ ba, gia tăng áp lực giảm phát dai dẳng ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trong khi nền kinh tế Trung Quốc đang vật lộn với sức kéo của giảm phát, các nhà kinh tế dự đoán rộng rãi rằng Bắc Kinh sẽ tung ra các biện pháp kích thích bổ sung theo cách so le và với tốc độ chậm hơn.
Các biện pháp kích thích bổ sung có khả năng sẽ "nhẹ nhàng hơn và chậm trễ hơn do lộ trình thuế quan thấp hơn", một nhóm các nhà kinh tế tại Morgan Stanley dự đoán hôm 19/5.
Bất chấp việc hoãn thuế quan trong 90 ngày, mức thuế quan theo trọng số thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc vẫn ở mức cao là 40%, cao hơn nhiều so với mức thuế 11% trước khi Tổng thống Trump trở lại nắm quyền Nhà Trắng ở nhiệm kỳ thứ hai, theo ước tính của ngân hàng đầu tư Morgan Stanley.
"Giảm phát có thể kéo dài, do thuế quan vẫn cao và chính sách phản ứng", Morgan Stanley nói thêm, vì thuế quan cao hơn cuối cùng sẽ làm giảm nhu cầu bên ngoài sau khi hoạt động xuất khẩu trước trong ngắn hạn giảm dần, làm trầm trọng thêm vấn đề công suất dư thừa trong nước của Trung Quốc.

-
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản -
Trung Quốc dỡ bỏ một số hạn chế xuất khẩu sang Mỹ, nhưng vẫn siết chặt đất hiếm -
Kinh tế Nhật Bản suy giảm mạnh hơn dự báo -
Fed cân nhắc điều chỉnh chiến lược khi lạm phát tạm thời lệch khỏi mục tiêu dài hạn 2% -
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ -
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại -
Tạm đình chiến thương mại Mỹ - Trung: Giải tỏa căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”