
-
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới
-
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn
-
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm
-
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
-
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm -
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương (Bộ Công thương) cho biết, nhằm tăng cường công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm đầu ra, mở rộng thị trường tiêu thụ các mặt hàng gạo và nông sản, Vụ này vừa phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu, tổ chức Đoàn công tác do Thứ trưởng Trần Tuấn Anh dẫn đầu, đi Trung Quốc trong những ngày đầu tháng 7.
Nhân dịp này, Bộ Công Thương đã phối hợp với Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu và lãnh đạo tỉnh Quảng Đông, tổ chức Hội thảo giao thương gạo, nông sản Việt Nam - Trung Quốc. Hội thảo đã thu hút được sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu, buôn bán gạo, nông sản Trung Quốc.
![]() |
Xuất khẩu gạo sang Trung quốc vẫn chiếm tỷ lệ lớn (ảnh minh hoạ, nguồn Internet) |
Tại Hội thảo, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh đã điểm lại tình hình hợp tác giữa Việt Nam - Trung Quốc nói chung và Việt Nam với Quảng Đông nói riêng, đồng thời đánh giá cao tầm quan trọng của thị trường Trung Quốc trong tiêu thụ các mặt hàng gạo, nông sản của Việt Nam. Thứ trưởng nhấn mạnh, Quảng Đông có vị trí quan trọng trong mối quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, là thị trường tiêu thụ 11,5% gạo và các sản phẩm ngũ cốc của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.
Phát biểu tại Hội thảo, lãnh đạo tỉnh Quảng Đông đánh giá, Việt Nam là quốc gia có ưu thế về sản xuất nông nghiệp, tiềm năng hợp tác giữa hai bên còn nhiều. Quảng Đông là địa phương có quy mô dân số hơn 100 triệu người và có nhu cầu rất lớn đối với các mặt hàng nông sản, đặc biệt là mặt hàng gạo. Mặt hàng gạo của Việt Nam có chất lượng tốt, hợp túi tiền người tiêu dùng.
Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Quảng Đông cũng có bài phát biểu nhấn mạnh, nhu cầu nhập khẩu số lượng lớn hàng nông sản, đặc biệt là mặt hàng gạo của Quảng Đông, đồng thời bày tỏ sẵn sàng xây dựng cơ chế tăng cường hợp tác với Hiệp hội Lương thực Việt Nam, phát huy vai trò cầu nối cho doanh nghiệp hai bên tăng cường giao thương, tìm kiếm cơ hội hợp tác thương mại gạo, nông sản.
Tại buổi Hội thảo, hai bên cũng đã ký kết một số hợp đồng xuất nhập khẩu gạo. Được biết, năm 2014 vừa qua, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu gạo nhiều nhất của Việt Nam, với 2,09 triệu tấn, trị giá 891,19 triệu USD (chiếm 31,64% về lượng và 30,16% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam).

-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa -
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều -
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower