Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 22 tháng 05 năm 2024,
Trung Quốc đuối lý về Biển Đông, quay sang công kích Nhật Bản
PV - 01/06/2014 05:07
 
“Bà đầm thép” Phó Oánh tìm cách lấp liếm các sai trái của Trung Quốc ở Biển Đông bằng việc chuyển hướng sang Senkaku/Điếu Ngư.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Nhật Bản đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí đối phó với Trung Quốc
Nội dung dự thảo nghị quyết của Thượng viện Mỹ về xung đột biển Đông
Tướng Trung Quốc: Mỹ là tin tặc hàng đầu thế giới
Đại tướng Phùng Quang Thanh: Trung Quốc phải lập tức rút giàn khoan
Chủ tịch Trung Quốc “đuối lý” khi nói về căng thẳng Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Trung Quốc gây bất ổn ở Biển Đông

 

  Quan chức cứng rắn Phó Oánh của Trung Quốc (ảnh: wordpress)  
  Quan chức cứng rắn Phó Oánh của Trung Quốc (ảnh: wordpress)  

Trước việc bị chỉ trích mạnh mẽ ngay từ phiên khai mạc Đối thoại Shangri-La về những hành động gây hấn của Trung Quốc với các nước láng giềng thời gian qua, nước này đã có những phát ngôn thể hiện những phản ứng tiêu cực, tìm cách đổ lỗi cho các nước khác, nhằm lấp liếm những hành động sai trái của Trung Quốc.


 

Trước việc bị chỉ trích mạnh mẽ về những hành động đơn phương, sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực trong tranh chấp chủ quyền, bà Phó Oánh, cựu Thứ trưởng Ngoại giao, đại diện phía Trung Quốc tham dự Đối thoại không thể biện minh cho hành động sai trái của Trung Quốc, mà quay sang chỉ trích Nhật Bản trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Còn tại cuộc gặp ngắn với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản bên lề Đối thoại Shangri-La, trước đề nghị của phía Nhật Bản về việc thiết lập cơ chế trên biển nhằm phòng ngừa xung đột, Phó Tổng tham mưu trưởng quân giải phóng nhân dân Trung Quốc Vương Quán Trung không những không chấp nhận, mà còn quay sang chỉ trích Nhật Bản là “sai lầm” và “vi phạm chuẩn tắc trong quan hệ quốc tế”. Tuy nhiên, đại diện phía Trung Quốc không đưa ra được lập luận nào khẳng định đối phương “vi phạm chuẩn tắc quốc tế”.

Trong khi đó, mạng Tân Hoa xã ngày 31/5 dẫn lời bà Phó Oánh một mặt lặp lại giọng điệu cũ khi cho rằng “căng thẳng ở Biển Đông gần đây là do hành động khiêu khích của một số nước”, mặt khác cũng thể hiện thái độ hoà dịu với Mỹ với việc bày tỏ mong muốn hợp tác với Mỹ chia sẻ lợi ích chung trong khu vực thông qua tăng cường hợp tác.

Còn mạng Nhân dân Nhật Báo thì thể hiện lo ngại quan điểm an ninh mới do Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đưa ra tại Đối thoại Shangri-La (Abe Doctrine) sẽ làm lu mờ “quan điểm an ninh mới ở châu Á” do lãnh đạo Trung Quốc đưa ra tại Hội nghị cấp cao Phối hợp hành động và Các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) vừa diễn ra tại Thượng Hải.

Một số tờ báo khác của Trung Quốc, như tờ Thời báo Hoàn Cầu, mạng Đại Công báo của Hồng Công cũng thể hiện rõ quan ngại: Trung Quốc sẽ là đối tượng chỉ trích của nhiều nước, đồng thời tiết lộ phía Trung Quốc đã dự báo trước được tình thế bất lợi này, nên đã cử lực lượng hùng hậu tham dự Đối thoại. Trung Quốc hy vọng tài ngụy biện của bà Phó Oánh và quan điểm cứng rắn của ông Vương Quán Trung sẽ có thể lấp liếm được những hành động sai trái của Trung Quốc, cụ thể là việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong thềm lục địa của Việt Nam./.

 

Trung Quốc sẽ tuyên truyền học thuyết an ninh tại Shangri-La Trung Quốc sẽ tuyên truyền học thuyết an ninh tại Shangri-La

Bắc Kinh muốn đẩy mạnh và làm rõ học thuyết an ninh của họ tại diễn đàn quốc phòng châu Á, trong khi Nhật tuyên bố sẽ có vai trò lớn hơn đối với an ninh khu vực, như một đối trọng với sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Mỹ -Nhật- Australia nhất trí phản đối thay đổi hiện trạng bằng vũ lực Mỹ -Nhật- Australia nhất trí phản đối thay đổi hiện trạng bằng vũ lực

Theo Kyodo, trong một tuyên bố chung, bộ trưởng quốc phòng ba nước Australia, Nhật Bản và Mỹ ngày 30/5 đã nhất trí phản đối mọi mưu đồ hòng thay đổi hiện trạng bằng vũ lực.

Việt Nam gửi Công hàm phản đối Trung Quốc lên Liên hợp quốc Việt Nam gửi Công hàm phản đối Trung Quốc lên Liên hợp quốc

Ngày 28/5, Phái đoàn Đại diện Thường trực nước ta tại Liên hợp quốc đã gửi thư cho Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đề nghị lưu hành Công hàm của Bộ Ngoại giao nước ta gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc, phản đối Trung Quốc không chịu chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư