
-
Quan chức Mỹ muốn loại TikTok khỏi các kho ứng dụng
-
Nhiều chỉ số kinh tế Trung Quốc đạt kết quả tốt nhất kể từ đầu năm
-
G7 sắp công bố lệnh cấm nhập khẩu vàng của Nga
-
Châu Âu lo Nga "đóng sập" nguồn cung khí đốt
-
Đầu tư vào than toàn thế giới dự kiến tăng 10% trong năm nay -
Ông Tập Cận Bình: Thương mại Trung - Nga sẽ đạt kỷ lục mới trong những tháng tới
![]() |
Bitcoin đã trượt giá khoảng 16% kể từ ngày giao dịch 18/6. |
Bitcoin đã trượt giá khoảng 16% kể từ ngày 18/6 khi chính quyền tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) ra lệnh đóng cửa các xưởng đào tiền ảo.
Giá Bitcoin tiếp tục giảm khoảng 6,6% xuống mức 32.735,71 USD vào lúc 22:47 (giờ ET), sát với mức đáy trong 24 giờ qua là 31.179,05 USD, theo dữ liệu của CoinDesk. Các loại tiền ảo khác như Ether và XRP cũng rớt giá mạnh vào cuối ngày giao dịch 21/6.
Ước tính khoảng 65% hoạt động khai thác Bitcoin toàn cầu được thực hiện ở Trung Quốc. Trung Quốc gần đây có những động thái siết chặt hoạt động của ngành công nghiệp tiền ảo tại nước này.
Tại tỉnh Tứ Xuyên, một trong những trung tâm khai thác Bitcoin lớn nhất ở Trung Quốc, chính quyền nơi đây hôm 18/6 đã ra lệnh đóng cửa các xưởng đào tiền ảo. Theo tờ Global Times, nhiều xưởng đào Bitcoin ở Tứ Xuyên đã đóng cửa vào ngày 20/6.
Lệnh ngừng khai thác tiền ảo của Tứ Xuyên theo sau những động thái tương tự ở khu vực Nội Mông và Vân Nam của Trung Quốc. Tháng trước, Bắc Kinh kêu gọi siết chặt việc khai thác tiền ảo do lo ngại về mức tiêu thụ năng lượng của hoạt động này.
Trung Quốc, nơi tập trung nhiều mỏ đào Bitcoin nhất, vẫn đang chủ yếu dựa vào điện than. Tháng trước, một mỏ than ở khu vực Tân Cương bị ngập lụt và phải đóng cửa, khiến gần 1/4 tỷ lệ băm của Bitcoin ngoại tuyến. Cho nên, những thợ mỏ Bitcoin ở Trung Quốc chọn di cư đến những nơi dồi dào thủy điện vào mùa mưa như Tứ Xuyên.
Hôm qua 21/6, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho biết cơ quan này đã yêu cầu Ant Group, công ty công nghệ tài chính (fintech) đang vận hành nền tảng thanh toán Alipay, và một số tổ chức tài chính lớn khác không cung cấp các dịch vụ liên quan đến các hoạt động tiền ảo, bao gồm cả việc mở tài khoản hoặc thanh toán bù trừ.
Động thái này không mới, nhưng nó cho thấy cách các cơ quan quản lý ở Trung Quốc đang tăng cường giám sát và gây áp lực lên các tổ chức tài chính liên quan đến tiền ảo.
Năm 2017, Trung Quốc đã cấm hoạt động các sàn giao dịch tiền ảo. Thế nhưng, điều này đã không ngăn cản các nhà giao dịch Trung Quốc mua bán tiền ảo, mặc dù các giao dịch đã trở nên phức tạp hơn. Để mua tiền ảo, các nhà giao dịch Trung Quốc sẽ phải chuyển đồng nhân dân tệ của mình đến một nền tảng giao dịch thông qua dịch vụ thanh toán của Alipay hoặc tài khoản ngân hàng.

-
Quan chức Mỹ muốn loại TikTok khỏi các kho ứng dụng -
Lo ngại Nga cắt nguồn cung khí đốt, Đức kêu gọi người dân sử dụng tiết kiệm -
Xuất hiện chỉ dấu kinh tế Mỹ đã rơi vào suy thoái -
Nhiều chỉ số kinh tế Trung Quốc đạt kết quả tốt nhất kể từ đầu năm -
OPEC+ sẽ duy trì sản lượng khai thác dầu mỏ -
EU đề xuất cấm thuốc lá điện tử có hương vị -
ADB gửi đi thông điệp liên quan đến môi trường kinh doanh
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/7
-
2 Quảng Ninh: Cảnh báo lừa đảo, dọa người dân "đang bán thuốc Covid-19 giả"
-
3 Bộ Tài chính lên tiếng về lý do hủy và việc hoàn tiền trái phiếu Tân Hoàng Minh
-
4 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về vốn đối ứng cho cao tốc Bến Lức - Long Thành
-
5 Cơ hội với nhóm cổ phiếu “vàng đen”
-
"Sinh Con, Sinh Cha" chia sẻ về sức khỏe, hành vi, trí tuệ của trẻ tại TP.HCM
-
Lễ hội bóng đá biển Huda hứa hẹn bùng nổ hè 2022
-
Tạp chí Kinh tế và Tiêu dùng: Lạm phát giá - Đủ cách tồn tại trong bão giá
-
Tương lai không gian sống Việt Nam – hài hòa giữa quá khứ và tương lai
-
Công bố danh sách Top 10 Công ty Công nghệ Uy tín năm 2022
-
AWS cam kết tiếp tục hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp tại Việt Nam