-
Lần đầu tiên Việt Nam có Liên minh KLO, KOC toàn quốc
-
Nhà mạng lớn nhất Việt Nam đặt mục tiêu trở thành "công ty công nghệ tầm thế giới"
-
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo cài ứng dụng VNeID giả mạo
-
Một truy vấn AI tốn điện gấp 10 lần tìm kiếm Internet thông thường: Đâu là lời giải cho bài toán phát triển AI bền vững của Việt Nam?
-
Cảnh báo nguy cơ tấn công APT từ loạt lỗ hổng trên SharePoint Server của Microsoft -
Người VNPT "vượt lũ, giữ sóng, cõng hàng" cho bà con vùng lũ Nghệ An
![]() |
Doanh nghiệp trong nước đang đầu tư lớn vào trung tâm dữ liệu. Trong ảnh: Phối cảnh Dự án Trung tâm dữ liệu CMC Hyperscale DC của Tập đoàn CMC tại TP.HCM |
Đua xây dựng trung tâm dữ liệu
Với lợi thế về chi phí cạnh tranh, chính sách hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ và nhu cầu hạ tầng số tăng trưởng nhanh, Việt Nam đang từng bước khẳng định vị thế là một trung tâm dữ liệu mới của khu vực Đông Nam Á.
Theo báo cáo Toàn cảnh đầu tư trung tâm dữ liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Cushman & Wakefield vừa công bố, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ hai trong khu vực về hiệu suất đầu tư trung tâm dữ liệu, với tỷ suất lợi tức trên chi phí (YoC) là 17,5 - 18,8%, chỉ đứng sau Singapore (21 - 23%).
Trong 6 tháng đầu năm 2025, nhiều dự án trung tâm dữ liệu quy mô lớn đã được khởi công hoặc công bố. Đáng chú ý, Tập đoàn CMC đã được Ban Quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP) chấp thuận đầu tư Dự án Trung tâm dữ liệu CMC Hyperscale DC, với tổng vốn 250 triệu USD. Dự án có công suất ban đầu 30 MW, khả năng mở rộng lên 120 MW, dự kiến khởi công vào năm 2026.
Cũng tại TP.HCM, vào tháng 4/2025, Tập đoàn Viettel khởi công trung tâm dữ liệu tại Khu công nghiệp Tân Phú Trung, với công suất thiết kế 140 MW, thuộc top 10 Đông Nam Á. Dự án được xây dựng trên diện tích gần 4 ha, có khả năng chứa 10.000 tủ rack, dự kiến giai đoạn đầu sẽ đi vào hoạt động từ quý I/2026.
Trước đó, VNPT đã đưa vào hoạt động trung tâm dữ liệu thứ 8 tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội), với diện tích 23.000 m2, quy mô khoảng 2.000 tủ mạng, đạt chứng chỉ Uptime Tier III về thiết kế và vận hành. VNG đã vận hành trung tâm dữ liệu tại Khu chế xuất Tân Thuận (TP.HCM), với diện tích 12.400 m2, cung cấp 410 tủ rack và có kế hoạch mở rộng lên 1.600 tủ rack để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số.
Các doanh nghiệp khác như FPT Telecom, MobiFone… cũng đang mở rộng nhanh chóng các trung tâm dữ liệu đạt chuẩn quốc tế.
Đề cập lý do đầu tư vào trung tâm dữ liệu, ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết, Viettel muốn khẳng định chiến lược chuyển dịch từ trung tâm dữ liệu truyền thống sang thế hệ trung tâm dữ liệu quy mô siêu lớn, sẵn sàng phục vụ các siêu ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), các hệ thống phân tích dữ liệu lớn và nền tảng điện toán đám mây tầm quốc gia.
Còn với CMC, theo chia sẻ của ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch CMC, việc đầu tư xây dựng trung tâm dữ liệu siêu lớn nhằm sẵn sàng đón làn sóng công nghệ và các doanh nghiệp AI toàn cầu, đồng thời góp phần xây dựng nền móng hạ tầng để TP.HCM phát triển thành “digital hub” của khu vực. Trung tâm dữ liệu là hạ tầng cốt lõi phục vụ chuyển đổi số, chuyển đổi AI, là nơi doanh nghiệp Việt có thể tiếp cận tài nguyên tính toán mạnh nhất, không còn phải mang dữ liệu ra nước ngoài.
Lợi thế cạnh tranh lớn, thách thức song hành
Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế khiến thị trường trung tâm dữ liệu trở thành điểm đến hấp dẫn trong năm 2025. Theo báo cáo của Cushman & Wakefield, chi phí phát triển trung bình cho mỗi megawatt công suất trung tâm dữ liệu tại Việt Nam là 7,1 triệu USD, thấp hơn đáng kể so với mức trung bình của khu vực (10,1 triệu USD/MW) và chỉ bằng gần một nửa so với Nhật Bản (16,1 triệu USD/MW). Tỷ suất vốn hóa tại Việt Nam dao động từ 7% đến 8%, cao hơn mức trung bình của khu vực (5,8%), cho thấy tiềm năng sinh lời hấp dẫn.
Ông Pritesh Swamy, Giám đốc nghiên cứu Trung tâm Dữ liệu châu Á - Thái Bình Dương tại Cushman & Wakefield nhận định, việc Việt Nam cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu đất và toàn quyền xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mà không cần đối tác trong nước là một bước tiến quan trọng, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc thúc đẩy hạ tầng số. Chính sách này, kết hợp với Luật Viễn thông (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, cho phép đầu tư nước ngoài 100% vào dịch vụ trung tâm dữ liệu, mở ra cơ hội lớn cho các nhà đầu tư quốc tế.


Năm 2025 chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ của thị trường trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam. Các công nghệ mới nổi như AI, Internet vạn vật (IoT) đang mở ra những khả năng to lớn trong việc xử lý và phân tích dữ liệu, tạo ra cơ hội mới cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự phát triển của các công nghệ thế hệ tiếp theo như 5G, blockchain và các mô hình điện toán đám mây sáng tạo đang thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ trên toàn thế giới.
Theo ông Lê Bá Tân, Giám đốc Viettel IDC, AI đang kéo theo sự chuyển dịch quy mô lớn trong lĩnh vực trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây. Máy chủ AI hiện chiếm hơn 72% giá trị đầu tư máy chủ toàn cầu, tăng mạnh so với con số 46% của năm trước. Xu hướng thuê hạ tầng thay vì tự đầu tư ngày càng phổ biến. Điển hình, Meta đã bỏ ra hơn 14 tỷ USD để thuê lại hạ tầng từ start-up Scale AI nhằm kiểm soát chi phí hiệu quả, khi nhu cầu AI tăng đột biến.
Từ góc nhìn thị trường, ông Vũ Thế Bình, Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam nhận định, các trung tâm dữ liệu đón đầu nhu cầu từ nước ngoài chuyển về Việt Nam theo làn sóng đầu tư nước ngoài và xu thế chuyển dịch nội dung về gần người dùng Internet Việt Nam của các nhà cung cấp dịch vụ nội dung toàn cầu.
“Với lợi thế về địa chính trị trung lập, chi phí cạnh tranh, nhu cầu nội địa bùng nổ, Việt Nam có cơ hội sánh ngang với Thái Lan, Indonesia, thậm chí thay thế phần nào vai trò của Singapore trong phân khúc giá trị trung bình”, ông Bình nhấn mạnh.
Ngoài ra, vị trí địa lý chiến lược, gần các tuyến cáp quang quốc tế cũng là lợi thế. Các thành phố như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Bình Dương, Bắc Ninh đang trở thành điểm đến lý tưởng cho các dự án trung tâm dữ liệu nhờ vào khả năng kết nối băng thông rộng với thế giới.
Tuy nhiên, bên cạnh lợi thế, thị trường trung tâm dữ liệu Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít thách thức, như yêu cầu đảm bảo hệ thống điện để đáp ứng nhu cầu của các trung tâm dữ liệu quy mô siêu lớn (hyperscale), sự thiếu hụt nguồn nhân lực chuyên sâu trong quản lý và vận hành trung tâm dữ liệu… Trong khi đó, hạ tầng mạng của Việt Nam, đặc biệt là kết nối cáp quang quốc tế, còn hạn chế với chỉ 5 tuyến cáp biển hiện hữu và 2 tuyến đang xây dựng, thấp hơn so với các nước trong khu vực.
Theo các chuyên gia, nếu tiếp tục cải thiện hạ tầng kỹ thuật số, đảm bảo nguồn cung điện ổn định và xây dựng khung chính sách thuận lợi, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành trung tâm dữ liệu mới của Đông Nam Á trong 5 - 10 năm tới. Trong kỷ nguyên AI và dữ liệu, Việt Nam không chỉ có cơ hội trở thành “quốc gia xuất khẩu dữ liệu”, mà còn có thể định hình lại bản đồ trung tâm dữ liệu toàn cầu.

-
Nhà mạng lớn nhất Việt Nam đặt mục tiêu trở thành "công ty công nghệ tầm thế giới"
-
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo cài ứng dụng VNeID giả mạo
-
Cơ hội vươn mình của start-up AI Việt Nam
-
Một truy vấn AI tốn điện gấp 10 lần tìm kiếm Internet thông thường: Đâu là lời giải cho bài toán phát triển AI bền vững của Việt Nam?
-
Trung tâm dữ liệu đón sóng đầu tư -
Cảnh báo nguy cơ tấn công APT từ loạt lỗ hổng trên SharePoint Server của Microsoft -
Người VNPT "vượt lũ, giữ sóng, cõng hàng" cho bà con vùng lũ Nghệ An -
MobiFone và Agribank hợp tác chiến lược phát triển tài chính toàn diện -
AI sẽ là “vũ khí” của doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới -
Tiktok bứt tốc, Tiki hụt hơi -
Cơ chế “vượt khung” để thu hút nhân tài công nghệ
-
Boutique Gate: Tâm điểm mới của dòng tiền thực và giá trị gia tăng bền vững
-
Vedan trao tặng 2 căn nhà Chữ thập đỏ tại Đồng Nai
-
SASCO triển khai nhiều hoạt động tri ân, kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh Liệt sĩ
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vinamilk: Tri ân thế hệ đi trước là cách chăm sóc thế hệ mai sau
-
Hinode Supermarket gửi thư mời hợp tác cung ứng ngành hàng