-
Đăng ký, sử dụng 70.000 tên miền thuộc không gian tên miền mới -
Yêu cầu doanh nghiệp ngăn chặn thông tin lừa đảo, giả mạo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 -
Gần 1 triệu bưu gửi mỗi ngày, VNPost chạy đua giao hàng trước Tết -
Ứng dụng công nghệ để tạo hình linh vật rắn mừng năm mới -
VTPost hoạt động xuyên Tết Ất Tỵ 2025 -
Nhà mạng sẵn sàng hạ tầng mạng phục vụ Tết Ất Tỵ
Năm 2025, thị trường truyền hình tiếp tục đối mặt với các thách thức lớn. Ảnh: Đức Thanh |
Tăng trưởng trong bất ổn
Thị trường truyền hình Việt Nam, nhìn một cách tổng thể, đã kết thúc năm 2024 với nhiều chỉ số tích cực. Một trong số đó là doanh thu lĩnh vực phát thanh, truyền hình đạt 12.524 tỷ đồng, tăng 1,7% so với năm 2023 (đạt 12.049 tỷ đồng).
Dù chỉ số chung tăng trưởng, nhưng phần lớn các đài truyền hình truyền thống lại bị sụt giảm doanh thu. Điển hình như VTV, năm 2024 doanh thu ước đạt 3.641 tỷ đồng, giảm 12,3% so với năm 2023. Trong khi đó, Đài Truyền hình TP.HCM đạt doanh thu khoảng 839 tỷ đồng, giảm 20% so với năm 2023; Tổng công ty Truyền hình cáp Việt Nam (VTVcab) đạt doanh thu 1.898 tỷ đồng, giảm so với con số 2.200 tỷ đồng của năm 2023. Tương tự, Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV) ước đạt 1.722 tỷ đồng doanh thu, cũng giảm so với năm 2023…
Trong khi đó, doanh thu dịch vụ (bao gồm VAT) của truyền hình trả tiền ước đạt xấp xỉ 10.500 tỷ đồng, bằng cùng kỳ năm trước, dù số lượng thuê bao ước đạt 22 triệu thuê bao, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam hiện là 36 doanh nghiệp, trong đó có 22 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình OTT.
Truyền hình trả tiền Việt Nam trong năm 2024 cạnh tranh rất khốc liệt. Điểm nhấn đáng chú ý nhất là sự tăng trưởng mạnh mẽ của thuê bao truyền hình OTT, với mức tăng ấn tượng từ 5,56 triệu thuê bao lên 7,4 triệu thuê bao, tăng 33%. Doanh thu từ dịch vụ OTT cũng có bước tăng trưởng rõ rệt, đạt gần 1.700 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2023. Tuy nhiên, do cạnh tranh khốc liệt, nên dù thuê bao tăng mạnh, nhưng doanh thu chưa tăng tương xứng. Điều đó có nghĩa, các doanh nghiệp đang cạnh tranh mạnh về giá.
Truyền hình trả tiền OTT Việt Nam cũng đang chịu sự cạnh tranh với các OTT xuyên biên giới. Năm 2024, một số app truyền OTT nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam đã bị yêu cầu tuân thủ pháp luật Việt Nam. Điển hình như Netflix bị Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông), buộc phải gỡ các chương trình truyền hình, chỉ được phát phim bởi họ đăng ký hoạt động phát phim trên môi trường mạng Việt Nam.
Hay như Công ty iQIYI phải gỡ bỏ hoàn toàn các nội dung không phải là phim trên dịch vụ iQIYI cung cấp tại Việt Nam, không được cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền và chuyển sang việc cung cấp dịch vụ phổ biến phim trên không gian mạng tại Việt Nam theo quy định pháp luật về điện ảnh.
Năm sóng gió của truyền hình
Những ngày đầu năm 2025, thị trường truyền hình Việt Nam lại nóng câu chuyện bản quyền khi VTV “cắt sóng” kênh VTV2, VTV3 trên một số kênh truyền hình như TV360, FPT Play, MyTV… Cùng với đó, một số kênh truyền hình như VTC, Truyền hình Quốc hội, Truyền hình Nhân dân, Truyền hình Thông tấn dừng phát sóng hoặc sáp nhập với các đơn vị khác.
Những chuyển động này là chỉ báo cho một năm đầy biến động của thị trường truyền hình Việt Nam. Trong đó, thách thức lớn nhất của thị trường là bài toán về bản quyền truyền hình đã lộ diện.
- Ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử
Hiện bản quyền các giải bóng đá hấp dẫn đều do các nhà đài tự mua, tự cân đối, như Ngoại hạng Anh 2024/2025 do K+ sở hữu, La Liga do SCTV sở hữu, còn Champions League, Europa League, UEFA Conference League do VTVcab và TV360 sở hữu… Tuy nhiên, việc giá bản quyền ngày càng cao trong khi nguồn thu từ quảng cáo ngày càng khó khăn đang khiến các nhà đài đau đầu.
Theo ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, bài toán về bản quyền tiếp tục là một trong những thách thức lớn nhất của ngành truyền hình tại Việt Nam. Cùng với đó là tình trạng xâm phạm bản quyền trên không gian mạng, cũng như việc tính phí bản quyền âm nhạc chưa được thực hiện đầy đủ. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với sự thiếu đồng bộ trong các quy định về phí bản quyền và hạ tầng chi phí.
Đánh giá về thị trường truyền hình trả tiền Việt Nam, ông Thomas Jayet, CEO K+ cho rằng, đó là “thị trường năng động nhưng rất khắc nghiệt”.
Theo ông Thomas Jayet, các đơn vị truyền hình trả phí đều muốn vươn lên vị thế hàng đầu nên đầu tư mạnh mẽ. Nhưng một vấn đề nan giải là phí bản quyền hiện nay khá đắt đỏ. Vì thế, K+ hy vọng rằng, bên cạnh mua loạt phim, chương trình độc quyền riêng, thì các doanh nghiệp có thể hợp tác để có thêm nội dung đồng độc quyền.
Ngoài ra, theo ông Thomas Jayet, một thách thức khác là thị trường Việt có tỷ lệ vi phạm bản quyền hàng đầu Đông Nam Á. Nếu vấn đề sớm được cải thiện, các doanh nghiệp mới có thêm nguồn lực đầu tư nội dung khác, nhất là mảng giải trí thuần Việt.
Ở góc độ khác, ông Nguyễn Thanh Lâm, Tổng giám đốc VTV cho biết, chi phí sản xuất chương trình cho các kênh sóng của VTV lên tới hàng ngàn tỷ đồng, nhưng trao đổi bản quyền với các nền tảng cung cấp dịch vụ trả tiền vẫn còn khiêm tốn. Hiện tại, các gói kênh của VTV chỉ chiếm 2% tổng số tiền mà các nền tảng bỏ ra để mua bản quyền nội dung. Trong khi đó, ngoài kênh VTV1 - kênh được xem nhiều nhất và miễn phí cho khán giả toàn quốc, thì các kênh khác của VTV cũng chiếm 35% thời lượng xem và số lượng người xem của các hệ thống truyền hình trả tiền.
Có thể thấy, năm 2025, thị trường truyền hình tiếp tục đối mặt với các thách thức lớn như vấn đề giá bản quyền ngày càng tăng, vi phạm bản quyền phát sóng càng phức tạp, sự suy giảm của quảng cáo đối với truyền hình… Các nhà đài, nhất là các đài truyền hình trả tiền buộc phải ứng dụng công nghệ mới, đổi mới phương thức kinh doanh, quản trị và tối ưu hóa chi phí mới có thể trụ vững trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này.
-
Truyền hình trả tiền năm 2025: Nóng bài toán bản quyền -
VTPost hoạt động xuyên Tết Ất Tỵ 2025 -
Nhà mạng sẵn sàng hạ tầng mạng phục vụ Tết Ất Tỵ -
Đà Nẵng xác định 3 hướng đột phá phát triển vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo -
Cảnh giác với tấn công mạng tích hợp AI -
ASUS chiếm lĩnh 74% thị phần laptop AI tại Việt Nam -
Lộ diện thiết kế mặt sau của iPhone 17 air
-
1 TP.HCM: Thông tin mới nhất về thi hành án vụ án Trương Mỹ Lan -
2 Trung ương kết luận những cơ quan Đảng và Quốc hội sẽ kết thúc hoạt động -
3 Chính thức gia hạn thời gian hoàn thành cao tốc Bến Lức - Long Thành đến 30/9/2026 -
4 Doanh nghiệp đồng thuận phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 26/1
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết