-
Chặn làn sóng hàng giá rẻ qua thương mại điện tử -
Huawei: Tăng tốc kết hợp 5.5G và AI để dẫn đầu kỷ nguyên AI di động -
Lợi nhuận hồi phục, VNG tăng đầu tư vào AI -
App chat và cuộc đua bảo mật cho người dùng -
Vingroup ra mắt quỹ đầu tư công nghệ VinVentures -
Công ty con của Keppel Corporation mua 70% cổ phần ADG của Việt Nam với giá 37,8 triệu USD
Công ty iQIYI ra đời năm 2007 tại Trung Quốc. Nền tảng chính thức vào thị trường Việt Nam lần đầu tiên, lần lượt vào ngày 30/4/2019 trên cửa hàng Ứng dụng Google Play và ngày 20/5/2019 trên iTunes Store. Ứng dụng này cung cấp một khối lượng đồ sộ từ các phim bộ, phim lẻ, phim hoạt hình 4D, cho đến các game show hấp dẫn... với chất lượng hình ảnh cao, cùng các bộ phim mới nhất của các hãng truyền hình, điện ảnh Trung Quốc sản xuất.
Ngày 28/4/2023, Công ty iQIYI có văn bản báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) về việc tuân quy định pháp luật Việt Nam về phát thanh, truyền hình, cụ thể, đến ngày 28/4/2023, Công ty iQIYI đã gỡ bỏ hoàn toàn các nội dung không phải là phim trên dịch vụ iQIYI cung cấp tại Việt Nam, không cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền và chuyển sang việc cung cấp dịch vụ phổ biến phim trên không gian mạng tại Việt Nam theo quy định pháp luật về điện ảnh.
Công ty iQIYI xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2019. |
Tuy nhiên, mới đây, qua công tác giám sát dịch vụ iQIYI tại Việt Nam, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử phát hiện, dịch vụ iQIYI vẫn cung cấp các chương trình truyền hình, không thực hiện đúng quy định tại Nghị định số 71/2022/NĐ-CP ngày 01/10/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18/01/2016 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình.
Tại buổi làm việc với Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử về vấn đề này, Công ty iQIYI đã nghiêm túc rút kinh nghiệm; cam kết không để xảy ra tình trạng tương tự và nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền trên nền tảng xuyên biên giới.
Để đảm bảo tinh thần thượng tôn pháp luật, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử một lần nữa yêu cầu các doanh nghiệp/nền tảng xuyên biên giới cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền tại Việt Nam nghiêm túc tuân thủ các quy định pháp luật của Chính phủ Việt Nam.
-
Viettel đã có 3 triệu người dùng 5G -
Hơn 25% code mới của Google được tạo ra bởi AI -
Huawei: Tăng tốc kết hợp 5.5G và AI để dẫn đầu kỷ nguyên AI di động -
Lợi nhuận hồi phục, VNG tăng đầu tư vào AI -
App chat và cuộc đua bảo mật cho người dùng -
Apple sản xuất thử nghiệm iPhone 17 tại Ấn Độ -
Cho thanh toán trả góp tới 30 triệu đồng qua Zalopay
- Công ty TNHH Thiết bị Dầu khí Schoeller Bleckmann Việt Nam nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á 2024
- C.P. Việt Nam tham gia hợp tác công tư thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Chứng khoán Nhất Việt nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á 2024
- Đa dạng mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Yên Bình New Horizon
- Bà Ngô Thu Hà được vinh danh là Doanh nhân xuất sắc châu Á 2024