
-
Thủ tướng Ishiba: Việt Nam là đối tác không thể thiếu của Nhật Bản
-
Nhận diện 20 hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
-
Khai trương Trung tâm báo chí phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
-
Tổng Bí thư Tô Lâm: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một"
-
Quyết liệt vì mục tiêu tăng trưởng -
Giải phóng nguồn lực từ các dự án tồn đọng, chống lãng phí
Toàn cảnh Diễn đàn. Ảnh: Hồng Hạnh. |
Tại Diễn đàn Cải cách và phát triển Việt Nam 2019 (VRDF 2019) với chủ đề “Việt Nam: Khát vọng thịnh vượng - Ưu tiên và hành động”, diễn ra tại Hà Nội hôm nay (19/9); TS. Jonathan Pincus, Chủ tịch Quỹ Rajawali (RF), Nguyên Chuyên gia kinh tế trưởng của UNDP Việt Nam và Giám đốc Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright tại TP. Hồ Chí Minh đã có những phát biểu ấn tượng với chủ đề: “Cải cách thể chế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách công ở Việt Nam: Ưu tiên và hành động”.
Mở đầu bài phát biểu, TS. Jonathan Pincus cho rằng, không có bản sơ đồ, thiết kế nào cho cải cách thể chế. Tất cả phụ thuộc vào cấu trúc lịch sử, xã hội, kinh tế của mỗi quốc gia và thể chế được điều chỉnh cho phù hợp.
TS. Jonathan Pincus phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: Hồng Hạnh. |
Theo TS. Jonathan Pincus, tương quan đơn giản giữa Chỉ số Quản trị toàn cầu và tăng trưởng cần phải nhìn rộng hơn các chỉ số tổng hợp để hiểu được bối cảnh của quốc gia.
“Chính phủ Việt Nam có khả năng huy động nguồn lực cao hơn hầu hết các quốc gia Đông Nam Á khác”, Giám đốc Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright tại TP. Hồ Chí Minh đánh giá.
Cũng theo ông, chính quyền có một lịch sử lâu dài được tổ chức theo thứ bậc và tuyển chọn người tài. Đồng thời, đạt được kết quả phát triển tốt hơn các quốc gia khác ở cùng mức thu nhập. Chỉ số phát triển con người (HDI) 2018 của Việt Nam gần như đạt mức cao về phát triển con người mặc dù mới chỉ là một nước thu nhập trung bình thấp.
Tuy vậy, Chủ tịch Quỹ Rajawali cũng chỉ ra nhiều thách thức đòi hỏi phải Việt Nam phải nâng cao năng lực của nhà nước. Đó là, thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu sẽ đòi hỏi huy động nguồn lực đầu tư và phối hợp liên ngành ở mức độ chưa từng có tiền lệ.
Bên cạnh đó, về bất ổn tài chính, cuộc khủng khoảng năm 2008 đã cho thấy việc thiếu kiểm soát lĩnh vực tài chính tại các nước phát triển có thể gây ra rủi ro cho các nước đang phát triển như thế nào. Nghiên cứu và triển khai (R&D), đổi mới sáng tạo ngày càng đóng vai trò quan trọng và cần có sự hỗ trợ của nhà nước. Nhóm tinh hoa toàn cầu (nhóm 1%) kiểm soát hơn một nửa tổng tài sản nhưng ngày càng trở nên xa rời ý thức trách nhiệm công dân. Đi kèm với những thay đổi nhân khẩu học là chi phí gia tăng về y tế, giáo dục (suốt đời) và bảo trợ xã hội…
Theo ông Pincus, có 3 vấn đề trong quá trình cải cách đã khiến cho việc thực thi chính sách tại Việt Nam trở nên khó khăn, đó là phân mảnh về quyền lực, các cơ quan nhà nước cùng muốn nắm giữ quyền lực trong các lĩnh vực chính sách.
Thứ hai là thương mại hóa nhà nước, các cơ quan nhà nước có lợi ích vật chất trong việc quản lý, mua bán tài sản nhà nước.
Thứ ba là tinh thần thực tài bị suy yếu, Chính phủ gặp nhiều thách thức trong việc tuyển dụng được những cán bộ trẻ tài năng, được đào tạo tốt và có tinh thần cống hiến cho xã hội do cạnh tranh thu hút nhân lực ngày càng gia tăng.
Từ đó, TS. Jonathan Pincus đề xuất 3 phương thức tăng cường hiệu quả các thể chế chính quyền. Thứ nhất là hợp lý hóa, bảo đảm tính tập trung trong công tác tổ chức, nhân sự.
Thứ hai là kỷ luật thị trường: Minh bạch hơn trên thị trường đất đai và tín dụng; tách biệt rõ ràng giữa doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp được cổ phần hóa với cơ quan quản lý; giám sắt chặt chẽ hơn và thực thi nghiêm các quy định về hạn chế rủi ro trong hệ thống ngân hàng.
Thứ ba là thực thi trách nhiệm giải trình với người dân, áp dụng Chính phủ điện tử và truyền thông xã hội để tăng cường minh bạch và sự tham gia của người dân trong việc ra quyết định của nhà nước.
Ông đã giữ vị trí quản lý và nghiên cứu tại các tổ chức quốc tế khác nhau, tập trung vào các vấn đề về chính sách phát triển, phát triển nông nghiệp và nông thôn, giảm nghèo và giáo dục đại học. Ấn phẩm gần đây nhất của ông là cuốn sách sắp xuất bản Indonesia Kaya: Làm thế nào để Indonesia trở thành nước thu nhập cao vào năm 2045? Ông theo học trường Oberlin ở Hoa Kỳ và có bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ về Kinh tế học tại Đại học Cambridge, Vương quốc Anh.
-
Quyết liệt vì mục tiêu tăng trưởng -
Giải phóng nguồn lực từ các dự án tồn đọng, chống lãng phí -
Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới Việt Nam - Nhật Bản -
Công nghiệp giữ vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế Quảng Ngãi -
Đà Nẵng không để gián đoạn công việc sau sắp xếp đơn vị hành chính 2 cấp -
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp -
Hơn 1.500 tác phẩm tham dự cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
-
1 Tăng vốn 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã: Không thuộc thẩm quyền Quốc hội, chưa rõ nguồn bố trí
-
2 Đừng để người ở biệt thự “tranh suất” mua nhà ở xã hội với người nghèo
-
3 Tiền gửi bị hút khỏi ngân hàng, sức ép lãi suất lại tăng
-
4 Áp thuế thu nhập chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để tránh “lướt sóng”
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài