-
Quảng Ngãi triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công -
Nam Định: Cấp Giấy chứng nhận đầu tư dự án hợp kim nhôm 90 triệu USD tại KCN Mỹ Thuận -
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai họp gỡ vướng các dự án truyền tải điện tại địa bàn -
Đường dây 220 kV Nậm Sum – Nông Cống hoàn tất về mặt kỹ thuật -
Quỹ đầu tư ngoại đang quay trở lại thị trường Việt Nam -
Ông Tamotsu Majima: Vẫn còn khoảng cách lớn giữa bên mua và bên bán
PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ |
Thưa ông, đang có những đề xuất mở thêm các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp khi mà kết quả kinh doanh quý III dự kiến sẽ còn khó khăn hơn. Ông nghĩ thế nào về đề xuất này?
Nền kinh tế đang cần nhiều giải pháp hỗ trợ, kích thích, cần nguồn lực đổ ra để hỗ trợ, nhưng theo lập luận của tôi, lúc này chỉ nên tập trung vào đầu tư công.
Lập luận là các gói hỗ trợ chỉ để cầm hơi thôi, còn nguồn lực chủ yếu vẫn phải là đẩy nhanh giải ngân đầu tư công.
Bản chất của các gói hỗ trợ, các giải pháp lúc này là nhà nước phải bơm nguồn lực ra, đúng nghĩa là bơm máu cho nền kinh tế, khi các doanh nghiệp đang gặp khó khăn.
Chúng ta đồng ý là khi khó khăn, nhà nước phải bơm tiền ra, đúng theo nghĩa đầu tư nghịch chu kỳ.
Vậy, các gói hỗ trợ đang bơm máu cho nền kinh tế thế nào.
Một là, ngân hàng giảm lãi suất để doanh nghiệp dễ tiếp cận.
Hai là, giảm bớt thuế, cắt giảm các loại phí để doanh nghiệp đỡ nghẹt thở.
Các gói này thực sự đang hỗ trợ cầm hơi, nhưng không phải là giải pháp cơ bản, chưa kể rủi ro có thể phát sinh.
Thực ra, doanh nghiệp cũng than phiền, họ khó tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ?
Khu vực doanh nghiệp sẽ hồi sinh bằng nguồn máu này.
Nếu ngân hàng cho vay với lãi suất thấp để “cứu tử”, thì doanh nghiệp phải chứng minh sắp …hết hơi. Có nghĩa là doanh nghiệp phải chấp nhận bị hạ bậc tín nhiệm. Sau nay khi bình thường trở lại, doanh nghiệp phải chấp nhật các điều kiện ở mức tín nhiệm thấp.
Không thể đỏi hỏi ngân hàng giữ nguyên bậc tín nhiệm cho doanh nghiệp trong điều kiện trên, vì như vậy là đẩy toàn bộ rủi ro cho ngân hàng, nợ xấu sẽ tăng lên.
Thực tế, doanh nghiệp cũng không dám vay, cả ở khía cạnh không có đơn hàng thì không cần vay, nhưng cả khía cạnh sợ bị hạ bậc tín nhiệm.
Còn gói hỗ trợ giảm thuế, phí sẽ hỗ trợ giảm chi phí cho doanh nghiệp, nhưng giảm thuế, phí là đẩy rủi ro cho ngân sách. Đó là chưa kể doanh nghiệp có lãi đâu mà nộp thuế…
Bởi vậy, nên tôi cho rằng, giải pháp giải ngân đầu tư công mới thực sự là bơm "máu" cho nền kinh tế, máu sẽ chảy vào các hệ thống, lan dần ra, làm sống động dần các ngành, lĩnh vực.
Khu vực doanh nghiệp sẽ hồi sinh bằng nguồn máu này.
Nhưng giải ngân đầu tư công đang chậm quá! 6 tháng đầu năm mới giải ngân được khoảng 33,9% kế hoạch…
Không thể hỏi các chuyên gia kinh tế là làm thế nào để giải ngân nhanh. Chúng tôi dựa trên các dự báo, phân tích, đánh giá, đưa ra các đề xuất là nên đẩy nhanh đầu tư công, để máu đưa vào nền kinh tế, kích hoạt các doanh nghiệp.
Chúng tôi cũng biết là vướng luật, nghị định, nên đề xuất vận dụng tình huống đặc biệt, để có giải pháp đặc biệt, đảm bảo các cấp thực thi thấy đủ yên tâm để làm nhanh, làm ngay mà không lo sợ vị phạm quy định, không mắc tội.
Nghĩa là Quốc hội cần trao cho Chính phủ quyền vượt qua rào trói của pháp luật, để thực hiện các giải pháp vì lợi ích của nền kinh tế, để thực thi công vụ quốc gia, nếu không, không ai dám làm, đúng ra là không ai muốn làm…
Còn cụ thể phải bỏ dây trói nào, trong văn bản nào, thì đó là nhiệm vụ của các bộ, ngành, Chính phủ.
Nếu phải sửa đổi các quy định thì sẽ rất lâu, vì liên quan đến nhiều văn bản, bộ ngành?
Đây không phải là lúc bàn luận cái hỏng của hệ thống, mà vượt qua cái hỏng đó. Thực tế, có những quy định nhìn một ngành, một bộ thì đúng, nhưng tổng thể quốc gia lại không ổn.
Nên đây cũng không phải lúc nói quyền của ai xử lý , mà là quyền hành động thực thi công vụ quốc gia.
Vậy nên, cần trao quyền đặc biệt cho Chính phủ, Thủ tướng, quyền đó là hành động vì đất nước cần các công việc được thực hiện ngay, nếu không làm kịp thì đất nước thiệt hại…
Tôi tin rằng, sau khi xử lý được các nút thắt trong giai ngân đầu tư công trong bối cảnh cấp bách, phải vượt qua những rào cản chính sách hiện tại, chúng ta tìm ra giải pháp cho những vướng mắc, rào trói trong quy định pháp luật mà lâu nay chưa xử lý được.
-
Hoàng Hà Bexco đề xuất dự án khu thương mại - du lịch 1.060 tỷ đồng ở Quảng Nam -
Đường dây 220 kV Nậm Sum – Nông Cống hoàn tất về mặt kỹ thuật -
Phối hợp hiệu quả nguồn lực công - tư thúc đẩy kinh tế xanh Đồng bằng sông Cửu Long -
Luật sư Phạm Duy Khương: Biết được gu của nhà đầu tư sẽ thành công khi M&A -
Quỹ đầu tư ngoại đang quay trở lại thị trường Việt Nam -
Ông Tamotsu Majima: Vẫn còn khoảng cách lớn giữa bên mua và bên bán -
Nhiều cơ chế, chính sách mới có thể ảnh hưởng tích cực tới thị trường M&A
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 28/11 -
2 Sự thay đổi chính sách giúp thị trường M&A Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn -
3 Một bao thuốc lá tại Việt Nam rẻ hơn một điếu thuốc lá tại Singapore, Bộ Tài chính quyết tăng thuế -
4 Ứng xử với doanh nghiệp nhà nước -
5 Luật Dược (sửa đổi) tạo thuận lợi cho mô hình kinh doanh mới
- Doanh nghiệp có thêm hơn 19.000 tỷ đồng tín dụng xanh
- Masan Group được vinh danh Doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu 2023 - 2024
- Giải pickleball PWR Thủ Đức HTV DJOY mở rộng - Cúp WARRIOR chính thức diễn ra vào tháng 12
- Soilbuild International tổ chức thành công Hội thảo Chính sách Thuế và Tín dụng Ngân hàng
- Quỹ Phát triển tài năng Việt trao tặng hồ bơi, giúp trẻ em nghèo được học bơi miễn phí
- Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển hạ tầng giao thông kết nối