-
CEO AFA Capital: Năm 2025 cần hết sức lưu ý tỷ giá -
Bán trên diện rộng, VN-Index giảm hơn 15 điểm trong phiên 10/1 -
Sắc xanh trở lại, lực cầu bắt đáy gia tăng khi VN-Index mất mức 1.240 điểm -
Chứng khoán Navibank (NVS) bị ngắt kết nối 13 phút với HNX trong phiên giao dịch đầu năm -
Đà Nẵng sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” -
Bình Định mới thoái được 0,01% vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định
JCB “bắt tay” hợp tác với Soft Space
Vừa qua, JCB và Soft Space đã chính thức trở thành đối tác chiến lược. Cuộc bắt tay này thể hiện sự tự tin của JCB đối với chiến lược quản lý, danh mục công nghệ và chiến lược thực thi của Soft Space trong ngành FinTech mang tính cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
Nắm bắt được khuynh hướng phát triển kinh tế nổi bật tại thị trường Đông Nam Á, “ông lớn" trong lĩnh vực thanh toán của Nhật Bản JCB đã chính thức công bố hợp tác chiến lược với Soft Space - công ty thanh toán kỹ thuật số tiên phong ở ASEAN cung cấp các giải pháp thanh toán sáng tạo, có trụ sở tại Malaysia.
JCB đã đầu tư khoảng 5 triệu USD vào Soft Space cùng một loạt dự án hợp tác kinh doanh khác nhằm khai thác tối ưu thế mạnh của mô hình FinTech và các dịch vụ về công nghệ. Đây là một phần của đợt tài trợ đầu tiên đang được triển khai cho Soft Space cùng với các khoản đầu tư khác trong tương lai.
Quan hệ đối tác chiến lược với Soft Space cũng nhằm mục đích khai thác sự hiệp lực giữa hai bên; bao gồm việc mở rộng mạng lưới thương nhân của JCB, thiết lập các giải pháp phát hành thẻ và cung cấp các giải pháp tiếp thị khách hàng. Bên cạnh đó, các lĩnh khác hợp tác khác bao gồm: Hệ thống đơn lẻ cho phép người dùng lập kế hoạch chỗ, đặt chỗ, thanh toán cho tất cả dịch vụ riêng lẻ cần thiết Mobility-as-a-service (MaaS); Cổng thanh toán; Phương thức thanh toán theo nhu cầu dựa trênđăng ký để phát hành thẻ ID Cards-as-a-service (CaaS); White Label Service; Dịch vụ nền tảng API và dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật.
Cả Soft Space và JCB đều cam kết đẩy nhanh thanh toán không dùng tiền mặt ở cả Malaysia và Đông Nam Á bằng cách sử dụng các công nghệ fintech tiên tiến và cạnh tranh, từ đó thiết lập mối liên kết giữa người tiêu dùng Nhật Bản với Đông Nam Á.
JCB sở hữu và vận hành một trong những hệ thống thanh toán lớn nhất ở Nhật Bản. Hiện đơn vị này đang hỗ trợ khoảng 37 triệu thương gia và hơn 140 triệu chủ thẻ trên khắp thế giới. Trong thoả thuận hợp tác chiến lược với Soft Space, JCB cho thấy tầm nhìn thức thời của mình, không chỉ góp phần vào sự phát triển mảng dịch vụ thanh toán điện tử tại Đông Nam Á, giúp cho sự lưu thông kinh tế trở nên tiện ích hơn, mà đây còn chính là “đòn bẩy" để JCB khẳng định sức ảnh hưởng mang tính toàn cầu của mình.
Tương lai của phương thức thanh toán toàn cầu
Thanh toán không tiền mặt đang ngày càng trở nên phổ biến, lĩnh vực này đóng vai trò quan trọng việc thúc đẩy tài chính toàn diện của quốc gia. Đến năm 2030, khu vực châu Á - Thái Bình Dương được dự báo dẫn đầu về mức tăng trưởng khối lượng giao dịch không tiền mặt tính trên đầu người. Tiền kỹ thuật số, ví điện tử, siêu ứng dụng, thanh toán xuyên biên giới… là những xu hướng tương lai.
Singapore hiện là 1 trong 3 quốc gia có tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt cao nhất thế giới và đang đi trước châu Âu khoảng 5 tới 10 năm về thanh toán điện tử. Theo số liệu của MasterCard toàn cầu, 3 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là Singapore, Malaysia, Thái Lan đều là các quốc gia có tỷ lệ thanh toán điện tử cao 80% - 90%. Tại Malaysia, 74% người dân cho biết, họ đang dần không còn phụ thuộc vào tiền mặt và ưa chuộng sử dụng các giao dịch điện tử hơn. Trong khi đó, Indonesia hiện cũng đã đạt tỷ lệ 42% giao dịch không dùng tiền mặt.
Như đã biết, Soft Space là công ty cung cấp các giải pháp thanh toán sáng tạo hàng đầu châu Á, và khi nhận đầu tư chiến lược từ JCB, đơn vị này sẽ có thêm sức mạnh để phát triển kỹ thuật công nghệ cao, từ đó dẫn tới tính tiện ích trong việc trao đổi tiền bạc cho người sử dụng. Đơn cử như việc chuyển tiền của những người lao động xa quê như người giúp việc ở Singapore hay công nhân xây dựng ở Vịnh Ả Rập đã gửi tiền về nhà thông qua các ứng dụng chuyển tiền trên điện thoại di động trong vì họ thấy sử dụng đơn giản và rẻ hơn so với các kênh chuyển tiền truyền thống thường tính phí cao. Còn tại một số quốc gia khác, như Phần Lan và Hàn Quốc, đã quay lưng lại với tiền giấy khi quá bán trong số 1.600 chi nhánh ngân hàng của Hàn Quốc không còn chấp nhận việc gửi hoặc rút tiền mặt.
Tương lai của phương thức thanh toán toàn cầu chính là không tiền mặt, kèm theo đó là nhanh gọn, bảo mật, an toàn và chính xác. Khi hoạt động lưu thông tiền tệ trở nên dễ dàng, nền kinh tế từ đó cũng sẽ có đà tăng trưởng mạnh mẽ, nhờ vào tính kết nối chặt chẽ và đồng hành cùng phát triển của tất cả các khu vực/nền kinh tế trên thế giới.
-
Áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp đạt đỉnh vào quý III/2025 -
Khi kế hoạch tăng vốn kéo giảm giá cổ phiếu -
Đón chờ mùa đại hội sôi động với nhóm cổ phiếu phân tán cổ đông -
Sắc xanh trở lại, lực cầu bắt đáy gia tăng khi VN-Index mất mức 1.240 điểm -
Chứng khoán Navibank (NVS) bị ngắt kết nối 13 phút với HNX trong phiên giao dịch đầu năm -
Cổ phiếu NLG “bốc hơi” 10% sau một tuần Nam Long hé lộ kế hoạch tăng vốn -
Đà Nẵng sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam”
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam