
-
6 tháng đầu năm, Thành phố Đà Nẵng tăng trưởng 9,4%
-
Soilbuild International khởi công tổ hợp nhà xưởng cho thuê Spectrum Hưng Yên 2025
-
Quảng Ngãi cho thuê gần 38 ha mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất
-
Doanh nghiệp Việt đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài, 6 tháng đạt hơn 487 triệu USD
-
Vốn đầu tư nước ngoài tăng tốc, 6 tháng đạt hơn 21,51 tỷ USD -
Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam - Bulgaria: Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư
![]() |
Bản đồ hướng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. |
Tại Hội nghị giao ban công tác tháng 11 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 12/2024 của Bộ GTVT diễn ra vào chiều 12/12, Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh đã yêu cầu Ban quản lý dự án đường sắt, Cục Đường sắt Việt Nam và các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.
“Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng phải khởi công trong năm 2025 theo đúng chỉ đạo của cấp trên. Các đơn vị làm rõ các nội dung liên quan đến công tác đầu tư dự án này, làm cơ sở lãnh đạo Bộ làm việc với đối tác, thúc đẩy tiến trình triển khai”, Bộ trưởng Trần Hồng Minh chỉ đạo.
Được biết với quy mô tổng mức đầu tư khoảng 8,37 tỷ USD như Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng thông thường thời gian chuẩn bị đầu tư khoảng 3 - 4 năm.
Để có thể khởi công dự án cần phải hoàn thành 7 hạng mục công việc chủ yếu gồm: lập và phê duyệt đề xuất dự án; lập, thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư; lập và trình Thủ tướng phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi; đàm phán và ký Hiệp định vay; lập và phê duyệt thiết kế kỹ thuật; đấu thầu, đàm phán và ký kết hợp đồng xây lắp; giải phóng mặt bằng.
Vì vậy, Bộ GTVT phải hoàn thiện hồ sơ để Chính phủ trình Quốc hội trước ngày 31/3/2025 và trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại kỳ họp tháng 5/2025.
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng có mục tiêu xây dựng mới tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khổ tiêu chuẩn 1435 mm, điện khí hóa, vận tải chung hành khách và hàng hóa; kết nối với cảng biển quốc tế Hải Phòng, kết nối liên vận với Trung Quốc.
Tuyến có điểm đầu tại vị trí nối ray với đường sắt Trung Quốc thuộc TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai; điểm cuối tại cảng Lạch Huyện, TP. Hải Phòng.
Chiều dài tuyến khoảng 417 km (trong đó chính tuyến dài khoảng 396,67 km, 2 nhánh kết nối với cảng Nam Đồ Sơn và cảng Đình Vũ dài khoảng 20,33 km). Tuyến đi qua địa phận (9 tỉnh/thành phố): Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng.
Dự án dự kiến phân kỳ đầu tư thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: đầu tư đường đơn và xây dựng các công trình trên tuyến, giải phóng mặt bằng toàn bộ, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 8,57 tỷ USD. Giai đoạn 2: xây dựng hoàn chỉnh đường đôi và xây dựng các công trình trên tuyến theo quy hoạch.

-
Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam - Bulgaria: Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư -
“Ngược chiều” thế giới, kinh tế Việt Nam tăng tốc -
Doanh nghiệp Việt Nam - Argentina tìm cơ hội hợp tác trong kỷ nguyên mới -
Khu đô thị Bình Quới -Thanh Đa, TP.HCM sẽ có trung tâm chiếu phim 3.000 chỗ -
Quy định chi tiết cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội -
Cảng Cái Mép Gemadept - Terminal Link chính thức được đón tàu container trọng tải đến 232.494,5 DWT -
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh sau hợp nhất
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số