-
Nghiên cứu tối ưu hóa vị trí nhà ga của tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành -
Khu thương mại tự do Đà Nẵng được bố trí tại 10 vị trí không liền kề -
Đà Nẵng cần bao nhiêu vốn để xây Khu thương mại tự do? -
Khai trương Công viên Logistics đầu tiên, hiện đại nhất Việt Nam -
Thêm dự án Khu dân cư tại huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa -
TP.HCM ra tiêu chí đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, gỡ vướng cho loạt đất vàng
Bản đồ hướng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đoạn qua tỉnh Lào Cai. |
Cục Đường sắt Việt Nam vừa đề nghị Bộ GTVT thẩm định, phê duyệt Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Một trong những mục tiêu quy hoạch là nhằm nâng cao năng lực vận chuyển của tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải bằng đường sắt và đảm bảo khai thác hiệu quả tối đa năng lực của tuyến.
Theo đề xuất, tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh có điểm đầu kết nối với đường sắt Trung Quốc tại tỉnh Lào Cai; điểm cuối tại ga Cái Lân thuộc TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Chiều dài toàn tuyến là 447,66 km, trong đó, đoạn qua Lào Cai dài 64,82 km; qua Yên Bái dài 76,95 km; qua Phú Thọ dài 60,05 km; qua Vĩnh Phúc dài 41,75 km; qua TP Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh dài 40,93 km; qua Hưng Yên dài 18,57 km; qua Hải Dương dài 40,97 km; qua TP. Hải Phòng dài 81,66 km; qua Quảng Ninh dài 36,62 km.
Trong đó, đoạn qua TP. Hải Phòng bao gồm: tuyến đường chính tuyến xuống cảng Lạch Huyện có chiều dài 46,25 km; tuyến nhánh xuống cảng Nam Đồ Sơn có chiều dài 12,63 km; tuyến nhánh xuống cảnh Đình Vũ có chiều dài 7,88 km; tuyến nhánh kết nối tỉnh Quảng Ninh có chiều dài 14,90 km.
Đoạn qua tỉnh Quảng Ninh bao gồm: tuyến xây dựng mới có chiều dài 25,95 km; tuyến đường sắt hiện tại có chiều dài 10,67 km.
Trên tuyến quy hoạch 41 ga, trong đó ga Lào Cai vừa là ga lập tàu vừa đảm nhận là ga giao tiếp liên vận quốc tế và 4 ga hàng hóa: ga cảng Lạch Huyện, Nam Đồ Sơn, Nam Đình Vũ, Đình Vũ.
Tuyến có khoảng 145 cầu với chiều dài 106,628 km đi qua các con sông lớn như sông Hồng, sông Lô, sông Bạch Đằng và các cầu vượt đường bộ cao tốc như Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng, Hải Phòng - Quảng Ninh các đường quốc lộ và một số đường tỉnh; 42 hầm với chiều dài 23,281 km trên địa bàn Lào Cai, Yên Bái.
Ước tính, giai đoạn đến 2050, tổng nhu cầu đất dự kiến cho đường sắt giai đoạn đường đơn là 3.267 ha; đến sau năm 2050, tổng nhu cầu đất dự kiến cho đường đôi cần bổ sung thêm 366 ha.
Trên cơ sở phương án quy hoạch, tư vấn đã tính toán nhu cầu vốn để đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (trong thời kỳ quy hoạch đến 2050) là 183.856 tỷ đồng bao gồm: chi phí giải phóng mặt bằng 24.065 tỷ đồng; chi phí xây dựng và thiết bị 110.138 tỷ đồng; chi phí khác 16.194 tỷ đồng; chi phí dự phòng 33.551 tỷ đồng.
Trên cơ sở khối lượng dự báo nhu cầu và khối lượng các hạng mục công trình chủ yếu, Cục Đường sắt Việt Nam kiến nghị đến năm 2030 triển khai đầu tư xây dựng đoạn tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; đối với đoạn tuyến Hải Phòng - Quảng Ninh sẽ được nghiên cứu triển khai sau năm 2030 cùng với lộ trình đầu tư của tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Theo lộ trình đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đến năm 2030 cơ bản được thi công xong tuyến đường đơn, điện khí hóa, khổ 1.435 mm đoạn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Về giải pháp sơ bộ huy động vốn, Cục Đường sắt Việt Nam kiến nghị cần ưu tiên phân bổ ngân sách trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm với tỉ lệ thích đáng để bảo đảm phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo quy hoạch.
Đối với vốn vay ưu đãi, Cục Đường sắt Việt Nam đánh giá, đây là nguồn lực mang tính đột phá trong lĩnh vực đường sắt cho những dự án có quy mô lớn, mang tính lan tỏa cao, có tính chất liên vùng, miền, đặc biệt là các dự án trên các tuyến huyết mạch trọng yếu trên các trục Bắc - Nam, Đông - Tây.
Bên cạnh đó, cần khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư phương tiện vận tải, các công trình hỗ trợ cho hoạt động vận tải (kho, bãi hàng, phương tiện xếp dỡ...); cùng với đó cần lựa chọn mô hình, hoàn thiện khung chính sách xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt.
-
TP.HCM ra tiêu chí đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, gỡ vướng cho loạt đất vàng -
Quảng Nam: Cần hơn 1.340 tỷ đầu tư 7 dự án khu dân cư, khu tái định cư -
Giải tỏa điểm nghẽn trong triển khai dự án PPP -
Kết quả kiểm tra trước khi khai thác tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên -
"Soi" kịch bản phát triển mạng lưới metro tại Hà Nội, TP.HCM trị giá 132,85 tỷ USD -
Thống nhất Đề án tổng thể đầu tư hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô -
TP.HCM huy động hơn 40 tỷ USD làm 355 km metro như thế nào?
-
1 Bộ Công an khởi công Dự án xây dựng sân bay Gia Bình tại tỉnh Bắc Ninh -
2 Ngân hàng mạnh tay tăng lãi suất tiền gửi: Không phải do thanh khoản căng -
3 Đột phá mở đường cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 3: Thước đo mới cho công tác cán bộ -
4 Tin vắn Đầu tư Online ngày 11/12 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/12
- Agribank dành hơn 14 tỷ đồng tặng khách hàng tham gia chương trình “Xuân tích lũy - Quỹ đong đầy”
- Larue tiếp tục hỗ trợ nước sinh hoạt cho người dân Tiền Giang
- KCN Lai Vu mời thẩm định giá đối với máy móc thiết bị lắp đặt tại Nhà máy Xử lý nước thải
- Acecook Việt Nam và những nỗ lực vì một Việt Nam phát triển bền vững
- Việt Nam tham gia hợp tác nhân giống cà phê robusta toàn cầu
- FPT và RWE hợp tác thúc đẩy tầm nhìn chung về chuyển đổi năng lượng xanh