
-
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc
-
Quảng Ngãi: Tạo đột phá, nâng tầm du lịch
-
Nửa đầu năm 2025, Vĩnh Long thu ngân sách đạt 19.583 tỷ đồng
-
Đà Nẵng ưu tiên đầu tư 5 dự án trọng điểm về khoa học, công nghệ
-
Khánh Hòa: Thu hút 6 dự án cấp mới vào Khu kinh tế Vân Phong -
Quảng Ninh điều chỉnh tăng 700 tỷ đồng dự án mở rộng đường vào khu phức hợp Vân Đồn
![]() |
Một đoàn tàu chở container trên tuyến đường sắt Bắc - Nam do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam khai thác. |
UBND tỉnh Nam Định vừa có công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ GTVT, Bộ Tài chính về việc đề xuất đầu tư Dự án tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Theo đó, UBND tỉnh Nam Định đề nghị 3 bộ nói trên quan tâm, nghiên cứu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đầu tư xây dựng tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh theo quy hoạch được duyệt.
Bà Hà Lan Anh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cho biết, để tiếp tục hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội các khu vực có điều kiện khó khăn, các vùng kinh tế động lực và các cực tăng trưởng của tỉnh, kết nối vùng và liên vùng theo các quy hoạch đã được Thủ tướng phủ phê duyệt; đa dạng hoá các loại hình vận tải, giảm tải áp lực cho các tuyến đường bộ, bên cạnh việc đầu tư phát triển hệ thống mạng lưới đường bộ, việc quan tâm đầu tư mạng lưới đường sắt là rất cần thiết.
Tại Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, có đặt vấn đề nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Hiện nay Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
Theo đề xuất, đoạn tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đi qua địa bàn tỉnh Nam Định có chiều dài khoảng 30,5 km, vị trí nhà ga đặt tại phường Hưng Lộc, TP. Nam Định (xã Mỹ Hưng, huyện Mỹ Lộc cũ) gần khu vực ga Đặng Xá đường sắt hiện tại. Đây là vị trí ga rất quan trọng giúp kết nối liên vùng, kết nối các tỉnh vùng duyên hải Bắc Bộ.
Để phát huy hiệu quả tuyến đường sắt tốc độ cao thì việc đầu tư hạ tầng giao thông kết nối đặc biệt là tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh là rất quan trọng và cần thiết.
“Bên cạnh đó, với khu vực ven biển hiện nay đang được các nhà đầu tư lớn đặc biệt quan tâm, các khu, cụm công nghiệp ven biển, khu Kinh tế Ninh Cơ đang từng bước hình thành, nhu cầu kết nối giao thông và vận tải hàng hoá, hành khách khu vực biển dự báo sẽ tăng cao trong thời gian tới, nên cần sơm nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh”, lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định thông tin.
Theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong giai đoạn đến năm 2030 có 17 tuyến đường sắt được đầu tư mới với tổng chiều dài 2.471 km.
Trong đó, tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh (bao gồm cả đoạn Nam Hải Phòng - Hạ Long dài khoảng 37 km) có chiều dài 101 km, khổ đường 1.435 mm, có lộ trình đầu tư sau năm 2030.
-
Vĩnh Long: Không gian rộng mở, tiềm năng hội tụ -
Đà Nẵng gỡ vướng giúp dự án khởi động trở lại -
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài gấp 3,6 lần so với cùng kỳ năm trước -
Quảng Ninh: Nhà đầu tư muốn rót 5 tỷ USD xây dựng dự án năng lượng xanh GH2 -
Hải Phòng kêu gọi loạt dự án nghìn tỷ đồng sau hợp nhất -
Nhiều triển vọng để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8% -
Tập đoàn TTI sắp mở rộng nhà máy sản xuất tại TP.HCM
-
Tây Bắc Group nối dài hành trình kiến tạo giá trị mới
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng
-
SeABankers Vì trẻ thơ - Một thập kỷ yêu thương khởi nguồn từ trái tim
-
Năm thứ hai liên tiếp, VPBank nhận giải thưởng “Dịch vụ ngân hàng ưu tiên xuất sắc nhất Việt Nam”
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Asean Ports & Logistics 2025
-
Xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026 - 2030, định hướng đến 2045