-
Chủ tịch Fed nêu quan điểm thận trọng, kiên nhẫn sau khi hạ lãi suất -
Ngay sau bầu cử Tổng thống Mỹ, Fed nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất thêm 0,25% -
Hãng thông tấn AP: Ông Trump tái xuất phi thường, đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ -
Bầu cử Mỹ: Ông Trump thắng ở North Carolina, đường vào Nhà Trắng của bà Harris hẹp đi -
Bầu cử Mỹ: Chìa khóa vào Nhà Trắng vẫn đặt ở "Vành đai rỉ sét"? -
Bầu cử Mỹ: Trump - Harris giằng co ở tình thế "ngàn cân treo sợi tóc"
Các nhà lập pháp Mỹ từ lâu cho rằng việc TikTok thuộc quyền sở hữu nước ngoài là mối rủi ro an ninh quốc gia. Ảnh: AFP |
"3 không" đối với thoái vốn
Tháng trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành đạo luật ấn định cho "gã khổng lồ" công nghệ Trung Quốc ByteDance - công ty mẹ của TikTok - 9 tháng để tìm người mua lại nền tảng video ngắn TikTok và gia hạn thêm 3 tháng nếu thỏa thuận mua lại đang được tiến hành. Đạo luật “Bảo vệ người Mỹ khỏi các ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm soát” đã được cả Hạ viện và Thượng viện Mỹ thông qua với sự ủng hộ của lưỡng đảng.
TikTok cáo buộc đạo luật trên vi phạm Tu chính án thứ nhất (Hiến pháp Mỹ) và việc thoái vốn "thuần túy là điều không thể thực hiện được: không thể về mặt thương mại, không thể về mặt công nghệ, và không hợp pháp", theo hồ sơ pháp lý mà TikTok đệ trình hôm 7/5.
"Lần đầu tiên trong lịch sử, Quốc hội Mỹ đã ban hành luật cấm vĩnh viễn một nền tảng lời nói trên toàn quốc và cấm mọi người Mỹ tham gia vào một cộng đồng trực tuyến duy nhất với hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới", hồ sơ kiện của TikTok nêu.
Các nhà lập pháp Mỹ từ lâu đã cho rằng, việc TikTok thuộc quyền sở hữu nước ngoài là mối rủi ro an ninh quốc gia. Cựu Tổng thống Donald Trump đã cố gắng cấm nền tảng video này thông qua một lệnh hành pháp vào năm 2020, vạch ra con đường dẫn đến lệnh cấm. Mặc dù nỗ lực của chính quyền cựu Tổng thống Trump thất bại, nhưng nó đã làm dấy lên lo ngại về TikTok trong bối cảnh sức ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trên toàn cầu.
Trước khi đạo luật được Quốc hội Mỹ thông qua, TikTok đã chi hơn 2 tỷ USD cho một sáng kiến mang tên "Dự án Texas" để bảo vệ tốt hơn dữ liệu người dùng Mỹ khỏi ảnh hưởng của nước ngoài. Tuy vậy, các nhà lập pháp Mỹ vẫn tiếp tục thúc đẩy thông qua đạo luật.
TikTok có thành công trong vụ kiện được đệ trình lên Tòa phúc thẩm DC của Mỹ không sẽ phần lớn phụ thuộc vào cách tòa án này xem xét vấn đề.
Vấn đề không dễ giải quyết
Ông Gus Hurwitz, Giám đốc học thuật của Trung tâm Công nghệ, Đổi mới và Cạnh tranh tại Trường luật Carey thuộc Đại học Pennsylvania cho rằng, Tòa phúc thẩm DC có thể đồng ý xét xử vụ việc trong khung thời gian ngắn gọn, nghĩa là một phán quyết hoàn chỉnh có thể được đưa ra trước thời hạn TikTok phải bán mình.
TikTok và ByteDance có thể sẽ yêu cầu tòa án hoãn thi hành luật hoặc ban hành một lệnh huấn thị sơ bộ buộc tạm dừng thi hành luật cho đến khi có phán quyết, theo ông Hurwitz.
"Nếu tòa án không ban hành lệnh huấn thị như vậy, tôi nghĩ đó thực sự là một tín hiệu tồi đối với TikTok và ByteDance", ông Hurwitz nói thêm, đồng thời lưu ý: "Đó là gợi ý nếu tòa án cho rằng luật có cơ hội được duy trì áp dụng rất cao".
Ngoài ra, TikTok cũng có thể đệ đơn một vụ kiện khác với tư cách thay mặt người dùng của mình. Theo ông Hurwitz, phương án này sẽ giúp củng cố lập luận của TikTok rằng các quy định đối với TikTok nêu trong luật mới ban hành là vi phạm Tu chính án thứ nhất. Và nếu các tòa án Mỹ xem xét sự việc dưới lăng kính đó, nó sẽ khiến Quốc hội Mỹ khó thắng kiện hơn.
"Đây là một trong những vấn đề thực sự khó khăn đối với cả hai bên", ông Hurwitz nhận xét.
Trong khi đó, ông Gautam Hans, phó giáo sư luật tại Trường luật Cornell thuộc Đại học Cornell, cho biết các tòa án Mỹ rất coi trọng vấn đề đàn áp ngôn luận, nhưng họ cũng bảo vệ an ninh quốc gia và hai ưu tiên này hiếm khi xảy ra xung đột.
"Tình huống này tương đối hiếm", ông Hans cho biết, đồng thời lưu ý: "Theo hiểu biết của tôi, đạo luật này là chưa từng có".
Ông Hans cho rằng, đạo luật vừa được Mỹ ban hành cũng khác với những nỗ lực cấm cửa TikTok trước đây vì nó nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng, điều này có thể ảnh hưởng đến phán quyết của tòa án. Chuyên gia này cho rằng vụ việc rất có khả năng sẽ được đưa lên Tòa án tối cao.
"Tôi không nghĩ rằng vụ việc này sẽ được giải quyết một cách dễ dàng", ông Hans nói thêm.
-
Hãng thông tấn AP: Ông Trump tái xuất phi thường, đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ -
Tổng thống thứ 47 của Mỹ Donald Trump -
Ông Trump tuyên bố thắng cử Tổng thống Mỹ sau thành công ở chiến địa Pennsylvania -
Bầu cử Mỹ: Ông Donald Trump giành chiến thắng -
Bầu cử Mỹ: Ông Trump thắng ở North Carolina, đường vào Nhà Trắng của bà Harris hẹp đi -
Bầu cử Mỹ: Ông Trump có 210 phiếu đại cử tri, bỏ xa đối thủ Đảng Dân chủ -
Bầu cử Mỹ: Ông Trump dẫn trước bà Harris về số phiếu đại cử tri đoàn
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 9/11 -
2 Thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại: Chính phủ gửi Quốc hội tờ trình mới -
3 Chung cư gần tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội tăng giá 30-50% sau một năm -
4 Mưa cổ tức nghìn tỷ đồng sắp về tài khoản cổ đông dịp cuối năm -
5 Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định - Thái Bình 4 làn xe
- PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh “an toàn, hiệu quả và bền vững”
- Green Market 2024: Góp từng viên gạch, xây từng ước mơ
- Adjust - Giải pháp để các ứng dụng tài chính thu hút và giữ chân người dùng
- Diễn đàn khởi nghiệp Gangneung 2024: Nhà đầu tư quốc tế đánh giá cao tiềm năng phát triển của Meey Group
- IPP Travel Retail: Khẳng định vị thế tiên phong ngành du lịch - bán lẻ tại APEA 2024
- MG Việt Nam và Vietnam Airlines - Lotusmiles hợp tác để nâng tầm trải nghiệm khách hàng