-
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
Nhu cầu tuyển dụng trong ngành dệt may đã tăng khoảng từ 50% – 60% so với cùng kỳ 2020, nhất là đối với các vị trí quản lý cấp trung và cấp cao. |
Doanh nghiệp dệt may ở cả khối sản xuất và văn phòng thương mại đang có nhu cầu tuyển nhiều các vị trí việc làm, dẫn tới trong quý 1/2021, ngành dệt may tăng 50-60% nhu cầu trong tuyển dụng nhân sự quản lý cấp trung và cấp cao. Báo cáo về nhu cầu tuyển dụng nhân sự trung và cao cấp tại thị trường Việt Nam trong quý 1/2021 mà Navigos Search vừa công bố cho hay.
Theo Navigos Group, tập đoàn cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự hàng đầu Việt Nam hiện đang sở hữu trang tìm kiếm việc làm trực tuyến VietnamWorks, hIệu lực của các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là EVFTA, CPTPP... tuy chưa thể bù đắp được sự sụt giảm về kim ngạch xuất khẩu do Covid-19 gây ra nhưng đã đem lại những tác dụng đáng kể trong việc tăng các đơn hàng xuất khẩu cho các DN dệt may Việt Nam.
Do tình hình tại Myanmar đã khiến các đơn hàng đổ về Việt Nam nhiều hơn, dẫn đến nhu cầu tuyển dụng các vị trí trong ngành này tăng lên, đặc biệt vào thời điểm tháng 3/2021. So với cùng kỳ năm 2020, nhu cầu tuyển dụng trong mảng này đã tăng khoảng từ 50% – 60%, nhất là đối với các vị trí quản lý cấp trung và cấp cao.
"Với sự dịch chuyển này, doanh nghiệp dệt may ở cả khối sản xuất và văn phòng thương mại đang có nhu cầu tuyển nhiều các vị trí cho khu vực Đông Nam Á và làm việc tại Việt Nam. Do vậy, các yêu cầu tuyển dụng đối với các ứng viên phải có kinh nghiệm làm việc với các nước trong khu vực bao gồm cả Việt Nam, trong khi các ứng viên người Việt mới chỉ đáp ứng về mặt chuyên môn nhưng chưa đáp ứng được tiêu chí có kinh nghiệm làm việc trong khu vực", Navigos Group phân tích.
Đối với khối văn phòng thương mại, các ứng viên được ưa chuộng là người Nhật, Hàn Quốc. Đối với khối sản xuất, các ứng viên được được tìm kiếm nhiều nhất là Trung Quốc, Sri Lanka và Ấn Độ.
Năm 2020 là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may tăng trưởng âm (giảm 9,8%), đạt 35 tỷ USD, sau 25 năm tăng trưởng liên tục và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đã tụt xuống hàng thứ 3 sau nhóm mặt hàng điện thoại và Máy vi tính, sản phẩm điện tử - linh kiện.
Tuy nhiên, với kim ngạch xuất khẩu đạt được trong năm 2020, ngành dệt may Việt Nam vẫn là điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu, đặc biệt trong bối cảnh tổng cầu dệt may thế giới giảm gần 20% (từ 740 tỷ USD về 600 tỷ USD), các quốc gia cạnh tranh trong
lĩnh vực dệt may đều có mức giảm từ 15-20% thậm chí gần 30% do bị cách ly dài.
Có được kết quả như trên là nhờ công tác khống chế dịch bệnh hiệu quả đã giúp Việt Nam là nước duy nhất trong top 5 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới không bị cách ly và không bị dừng sản xuất, qua đó góp phần giữ vững thị phần của ngành thời trang dệt may Việt Nam tại các thị trường lớn. Cùng với đó, các Hiệp định thương mại tự do tuy không thể bù đắp được sự sụt giảm về kim ngạch song đã có tác dụng đáng kể trong việc giảm thiểu thiếu hụt đơn hàng.
Quý 1/2021, dù ảnh hưởng của dịch bệnh vẫn còn nặng nề, nhưng kim ngạch xuất khẩu của ngành đã có sự cải thiện nhẹ, đạt gần 7,2 tỷ USD, tăng 1,1&, xuất khẩu xơ sợi cải thiện mạnh, đạt 1,222 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ, xuất khẩu vải mành tăng 0,8%, đạt 155 triệu USD.
Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), với tình hình tiêm vaccine và tiến tới miễn dịch toàn cầu thì trong 6 tháng cuối năm, thị trường còn tiếp tục có những thông tin lạc quan hơn. Kịch bản cao là ngành đặt mục tiêu xuất khẩu bằng với năm 2019 (39 tỷ USD), bởi, đặc thù các mặt hàng may mặc trong 6 tháng cuối năm có giá trị cao hơn.
-
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025