
-
Đồng Pi bị thổi bay hơn 80% giá trị sau hơn 1 tháng lên sàn
-
Phát hành trái phiếu quý I/2025 thấp nhất 5 năm, riêng phát hành ra công chúng tăng tới 68%
-
NCB ghi nhận hơn 125 tỷ đồng lợi nhuận trong quý I/2025 nhờ chiến lược mới
-
Eximbank đồng hành cùng doanh nghiệp “vượt sóng” kinh tế toàn cầu
-
Nới lỏng tiền tệ, lo tín dụng chạy theo “lượng” -
Chubb Life mở rộng chiến lược tiếp cận và chăm sóc khách hàng
Từ giữa tuần qua, tỷ giá VND/USD trong hệ thống ngân hàng đã lên kịch trần, tỷ giá VND/USD chợ đen cũng chạm mức 22.000 đồng/USD vào đầu tuần này. Thậm chí, đã xuất hiện tình trạng bán USD cao hơn giá niêm yết tại một số ngân hàng.
![]() | ||
Ngoài nhận định cho rằng, tỷ giá nóng do giới đầu cơ gom USD để nhập lậu vàng, còn luồng ý kiến khác cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi một lượng ngoại tệ lớn để nhập khẩu vàng, khiến nguồn cung USD khan hiếm đã tác động tới tỷ giá.
Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế cho rằng, việc nhập khẩu vàng của NHNN không phải là nguyên nhân chính khiến tỷ giá nóng.
Lý do là, dù chi một lượng lớn USD để nhập khẩu, nhưng lượng ngoại tệ dự trữ của NHNN vẫn còn dồi dào, đủ sức can thiệp thị trường. Một lý do nữa là, dù chênh lệch giá vàng tăng mạnh, song với cơ chế độc quyền vàng SJC, nhập lậu vàng hầu như không còn đất sống, nên khó có chuyện gom USD để nhập lậu vàng quy mô lớn.
Cũng theo các chuyên gia kinh tế nói trên, lý do quan trọng nhất khiến USD tăng giá là thâm hụt thương mại trong tháng 5 và tháng 6 tăng mạnh, bởi thâm hụt thương mại hai tháng này cao gấp đôi so với 4 tháng đầu năm. Đây là diễn biến không đáng ngạc nhiên bởi khi sản xuất bắt đầu phục hồi, tất yếu kéo theo nhu cầu nhập khẩu gia tăng. Ngoài ra, việc NHNN tăng tỷ giá 1% và việc lãi suất tiền đồng liên ngân hàng giảm, cùng tâm lý đầu cơ cũng là thủ phạm, khiến tỷ giá nóng lên.
Rõ ràng, giá USD nóng trong tuần qua vừa do yếu tố tâm lý, vừa do nhu cầu thực của thị trường. Sự căng thẳng tỷ giá diễn ra trên thị trường tự do khiến cung - cầu ngoại tệ bị bóp méo.
Để tỷ giá ổn định, phản ánh đúng quan hệ cung – cầu, các cơ quan chức năng cần kiểm tra, xử lý nghiêm những hành vi mua bán ngoại tệ trái phép hiện có dấu hiệu bùng phát trở lại.
Trong bối cảnh dư địa điều chỉnh tỷ giá theo biên độ 2-3% được công bố trong năm nay vẫn còn, song NHNN cũng nên nghiên cứu kỹ diễn biến thị trường trước khi có những điều chỉnh tiếp theo. Ở đây cũng nhắc lại rằng, mục tiêu quan trọng và dài hạn nhất đối với nền kinh tế Việt Nam vẫn là kiềm chế lạm phát. Chính vì vậy, phải cân nhắc kỹ việc điều chỉnh tỷ giá VND/USD.
Hai năm qua, NHNN đã điều hành linh hoạt, góp phần ổn định tỷ giá, kiềm chế lạm phát, tăng dự trữ ngoại tệ. Nếu vì áp lực “ảo”, vì sức ép tâm lý, mà điều chỉnh tỷ giá quá sớm, thì có thể khiến lạm phát quay trở lại.
Thùy Liên
-
Nới lỏng tiền tệ, lo tín dụng chạy theo “lượng” -
Chubb Life mở rộng chiến lược tiếp cận và chăm sóc khách hàng -
Đã có 26 ngân hàng giảm lãi suất, có ngân hàng giảm 7 lần trong1 tháng -
Vàng thế giới giảm sâu, giá SJC về dưới 102 triệu đồng/lượng -
Năm 2025, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, không có kế hoạch mở rộng hệ sinh thái -
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận trên 21.000 tỷ đồng trước thuế năm 2025 -
Agribank có tân Chủ tịch Hội đồng thành viên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort