
-
Mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Nhật Bản sang Mỹ sụt giảm vì thuế quan
-
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản
-
Anh, EU nhất trí về thỏa thuận thiết lập lại quan hệ sau Brexit
-
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay
-
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ -
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại
![]() |
Giá dầu đang nhận cú hích từ thị trường khí đốt tự nhiên. |
"Với việc giá dầu tiệm cận 84 USD/thùng trong phiên giao dịch sáng 18/10, chúng ta sẽ sớm thấy nó leo lên ngưỡng 100 USD mà không có dấu hiệu dừng lại", tỷ phú John Catsimatidis, Giám đốc điều hành Công ty lọc dầu Mỹ United Refining, Chủ tịch Công ty kinh doanh chuỗi siêu thị Gristedes dự đoán.
Tỷ phú John Catsimatidis cho rằng, "giá thực phẩm theo đó cũng tiếp tục tăng" bởi chẳng ai muốn đứng sau đà tăng giá dầu và mọi người sẽ đều nâng giá bán. Cụ thể, ông chủ chuỗi siêu thị Gristedes ước tính giá cả các mặt hàng sẽ tăng thêm 10% trong vòng 60 ngày tới và lạm phạt của Mỹ không sớm biến mất khi các vấn đề của chuỗi cung ứng sẽ kéo dài đến giữa năm 2022.
Giám đốc điều hành Công ty lọc dầu United Refining không phải chuyên gia duy nhất dự đoán giá dầu sẽ chạm mốc 100 USD/thùng.
Trong vài tuần trở lại đây, nhiều nhà phân tích và ngân hàng đầu tư dự báo giá dầu sẽ đạt ngưỡng 100 USD/thùng nếu mùa đông năm nay lạnh hơn. Bên cạnh đó, giá khí tự nhiên tăng kỷ lục khiến nhiều cơ sở tiêu thụ khí tự nhiên chuyển sang dùng dầu thay thế và xu hướng này càng đẩy giá dầu tăng nhanh.
Nguyên nhân sâu xa khiến giá dầu tăng cao là việc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh do Nga dẫn đầu (gọi tắt là OPEC+) không bơm thêm nguồn cung cho thị trường trong bối cảnh nhu cầu dầu mỏ toàn cầu đã hồi phục đáng kể từ dịch Covid-19. Kết thúc cuộc họp chính sách vào đầu tháng 10, OPEC+ đã thống nhất vẫn tiếp tục thực hiện thỏa thuận tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày ít nhất đến năm 2022.
Theo đánh giá của Ngân hàng đầu tư đa quốc gia Bank of America, giá khí tự nhiên tăng vọt và việc mở cửa trở lại các đường bay quốc tế là những nhân tố cộng hưởng đẩy giá dầu lên mức 100 USD/thùng, đồng thời kích hoạt cuộc khủng hoảng kinh tế tiếp theo.
Phía Trafigura, một trong những công ty môi giới dầu mỏ lớn nhất thế giới, dự đoán nhu cầu dầu mỏ toàn cầu phục hồi sẽ đưa giá dầu lên mức 100 USD/thùng vào cuối năm 2022, bất chấp những thách thức về nguồn cung do dịch Covid-19.
Mới đây tại diễn đàn thường niên Tuần lễ Năng lượng Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng cho rằng giá dầu thô WTI của Mỹ tăng lên mức 100 USD/thùng là điều hoàn toàn có thể xảy ra khi nhu cầu các mặt hàng năng lượng toàn cầu tăng cao.

-
Moody’s xếp hạng tín nhiệm nền kinh tế Mỹ ở mức AA1 -
Trung Quốc dỡ bỏ một số hạn chế xuất khẩu sang Mỹ, nhưng vẫn siết chặt đất hiếm -
Kinh tế Nhật Bản suy giảm mạnh hơn dự báo -
Fed cân nhắc điều chỉnh chiến lược khi lạm phát tạm thời lệch khỏi mục tiêu dài hạn 2% -
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ -
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại -
Tạm đình chiến thương mại Mỹ - Trung: Giải tỏa căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt