-
Đầu tư hơn 4.139 tỷ đồng xây dựng khu công nghiệp Yên Bình 3, tỉnh Thái Nguyên -
Bình Định thu hút dự án đầu tư đầu tiên trong năm 2025 -
Ưu đãi thực sự vượt trội cho công nghiệp bán dẫn -
"Vượt ngàn chông gai", kinh tế năm 2024 về đích ngoạn mục -
Ninh Thuận: 23 khu đất thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án -
Đầu tư các dự án truyền tải điện còn nhiều khó khăn
Khi thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng, Việt Nam cần nghiên cứu cơ chế ưu đãi đầu tư bổ sung để thu hút đầu tư nước ngoài. Trong ảnh: Công nhân làm việc trong Nhà máy Canon tại Việt Nam. Ảnh: Đ.T |
Tính toán lại cơ chế ưu đãi đầu tư
Cùng với đề xuất nên nội luật hóa để giành quyền thu thuế bổ sung, thì một trong những khuyến nghị quan trọng mà các chuyên gia đưa ra nhằm giúp Việt Nam có phản ứng chính sách kịp thời đối với vấn đề thuế tối thiểu toàn cầu, là cần xem xét, điều chỉnh lại cơ chế ưu đãi đầu tư.
Ưu đãi đầu tư bằng cách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từng là và cho đến giờ vẫn là “vũ khí lợi hại” giúp không chỉ Việt Nam, mà cả các quốc gia đang phát triển khác thu hút được một lượng không nhỏ vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Nhưng khi thuế suất thuế tối thiểu toàn cầu 15% dự kiến được áp dụng tại nhiều quốc gia bắt đầu từ năm 2024, thì những chính sách ưu đãi này vô hình trung sẽ bị “vô hiệu hóa”. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới thu hút FDI mới, mà còn khiến các doanh nghiệp FDI hiện hữu, đang được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư, chịu thiệt thòi không nhỏ.
Thống kê sơ bộ của Bộ Tài chính cho thấy, hiện có khoảng 1.015 doanh nghiệp FDI tại Việt Nam có doanh thu hợp nhất toàn cầu trên 750 triệu EUR. Số doanh nghiệp này ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng một khi thuế suất thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng.
Theo ông Son Won Sik, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Korcham), Việt Nam cần nghiên cứu, đưa ra các chính sách ưu đãi đầu tư mới, như ưu đãi dựa trên chi phí đầu tư, nhằm giúp tăng tính hấp dẫn, giúp thu hút đại bàng vào Việt Nam. Ông Son Won Sik cho rằng, hình thức ưu đãi dựa trên chi phí đầu tư đang được nhiều quốc gia áp dụng, Việt Nam tham gia vào sân chơi chung của quốc tế, thì nên áp dụng luật chơi chung.
Trên thực tế, đã có rất nhiều ý kiến liên quan đến cơ chế ưu đãi đầu tư của Việt Nam. Thậm chí, chuyện nhà đầu tư đến Việt Nam chỉ để “hớt váng” ưu đãi, khi hết thời gian ưu đãi lại ra đi cũng từng được nhắc đến. Giờ đây, khi thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng, lại tiếp tục có những khuyến nghị chính sách liên quan vấn đề này.
Ông Thomas McClelland, Phó tổng giám đốc phụ trách Dịch vụ Tư vấn thuế (Deloitte Việt Nam) phân tích, ưu đãi theo thu nhập có ưu điểm là dễ quản lý, vì thông thường sẽ được kê khai khi quyết toán thuế cuối năm, không phát sinh các khoản phải trả trước từ ngân sách, đồng thời cũng dễ thu hút các dự án đầu tư mới và phát sinh lợi nhuận sớm ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nhược điểm là sẽ phát sinh các trường hợp chuyển giá, chuyển dịch lợi nhuận sang các quốc gia có ưu đãi theo lợi nhuận lớn…
“Để hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực đến việc thu hút FDI, Việt Nam nên ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi theo chi phí nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp chịu tác động từ thuế tối thiểu toàn cầu”, ông Thomas McClelland nói.
Ông Thomas McClelland cũng đề xuất, nên tính cả đến việc thực hiện ưu đãi bằng tiền, vì cơ chế này sẽ thúc đẩy các hoạt động đầu tư thực chất, giúp đa dạng hóa các chính sách ưu đãi đầu tư hiện tại, giúp môi trường đầu tư của Việt Nam hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư lớn.
“Hình thức ưu đãi bằng tiền cũng sẽ giúp tạo ra cơ sở kinh tế ổn định, hạn chế tình trạng chuyển dịch lợi nhuận hoặc đầu tư ngắn hạn như đối với ưu đãi theo lợi nhuận”, ông Thomas McClelland nêu quan điểm.
“Cánh cửa cho Việt Nam”?
Ông Thomas McClelland chính là người đặt ra câu hỏi: Ưu đãi bằng tiền có phải là “cánh cửa cho Việt Nam”?
Có vẻ, đó đang là phương án được nhiều chuyên gia tính tới. Ngay cả ông Nguyễn Hải Minh, Phó chủ tịch EuroCham cũng cho biết, nhiều nhà đầu tư châu Âu đã đặt vấn đề hỗ trợ chi phí bằng tiền khi họ chuẩn bị dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang.
Chia sẻ về câu chuyện này, bà Nguyễn Thị Tâm, đại diện Tập đoàn Corning tại Việt Nam cho biết, Tập đoàn hiện có 21 nhà máy ở Trung Quốc và vẫn đang tiếp tục đầu tư tại đây.
“Vì sao chúng tôi thích đầu tư vào Trung Quốc? Bởi vì, công cụ hỗ trợ bằng tiền của Trung Quốc”, bà Tâm nói.
Theo bà Tâm, mặc dù Chính phủ Trung Quốc không cho doanh nghiệp được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, nhưng điều làm cho “khẩu vị đầu tư” tăng lên chính là họ đã có những hỗ trợ về chi phí trong giai đoạn đầu đầu tư, bao gồm hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng.
“Trong giai đoạn đầu, doanh nghiệp thực sự khó khăn, việc hỗ trợ bằng tiền ngay lập tức trong giai đoạn đầu chính là chất xúc tác rất lớn đối với doanh nghiệp”, bà Tâm chia sẻ.
Trên thực tế, trong hành trình 35 năm thu hút FDI, Việt Nam đã có một lần áp dụng biện pháp hỗ trợ tài chính cho Intel, với khoản hỗ trợ 70 triệu USD. Một phần nhờ sự hỗ trợ này, 17 năm trước, Intel đã quyết định đầu tư vào Việt Nam, thay vì chọn Ấn Độ - một địa điểm đầu tư cũng đầy tiềm năng, mà khi đó, tập đoàn sản xuất chip hàng đầu thế giới đang cân nhắc.
Sau “cú hích” Intel, làn sóng các tập đoàn công nghệ lớn của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đã hình thành. Samsung, LG, Kyocera, Microsoft, Bosch, Canon, Jabil Circuit Inc, Nidec, Fuji Xerox… đã “theo chân” Intel để vào Việt Nam.
Gần đây, khi đề xuất đầu tư giai đoạn mở rộng, quy mô khoảng 3 tỷ USD, Intel một lần nữa đề xuất các ưu đãi về mặt tài chính. Đề xuất này chưa được thông qua, và thực tế cũng khó được thông qua. Những hạn chế về mặt ngân sách nhà nước, cũng như chưa có cơ chế, chính sách liên quan đến hỗ trợ tài chính khiến đề xuất của Intel có thể “bất khả thi”.
Nhưng câu chuyện có thể sẽ khác, khi thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng và khi Việt Nam nghiên cứu các cơ chế ưu đãi đầu tư bổ sung, thay vì chỉ ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp.
đã chia sẻ với Báo Đầu tư rằng, về lâu dài, cần nghiên cứu lại các chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài trong bối cảnh mới của thế giới, khi mà nhiều nước bắt đầu coi trọng các ưu đãi về tài chính.
“Nhiều nhà đầu tư thích các ưu đãi tài chính hơn là ưu đãi thuế, bởi ưu đãi tài chính có hiệu lực tức thì, còn ưu đãi thuế phụ thuộc vào quá trình sản xuất - kinh doanh sau này. Có thể, Việt Nam không máy móc áp dụng các biện pháp đó, nhưng nên nghiên cứu, bởi nếu không, có thể sẽ mất đi một lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài”, GS-TSKH. Nguyễn Mại đã nói như vậy.
Có vẻ, bây giờ chính là thời điểm ấy, cần sớm nghiên cứu khi việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu đang cận kề. Tất nhiên, bất kỳ chính sách nào cũng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo công bằng, cũng như hài hòa lợi ích Nhà nước - người dân và doanh nghiệp.
-
"Vượt ngàn chông gai", kinh tế năm 2024 về đích ngoạn mục -
Ninh Thuận: 23 khu đất thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án -
Đầu tư các dự án truyền tải điện còn nhiều khó khăn -
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu ACV đẩy nhanh tiến độ Dự án thành phần 3 Sân bay Long Thành -
TP.HCM sẽ khởi công ít nhất một trung tâm logistics trước ngày 30/4/2025 -
Vốn FDI giải ngân năm 2024 đạt mức cao kỷ lục -
Doanh nghiệp Việt đầu tư 664,8 triệu USD ra nước ngoài trong năm 2024
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết
- Tổng kho TTC Đặng Huỳnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Hội viên Techcombank Inspire tưng bừng chào đón năm mới “cực chất” The Global Celebration Countdown Party
- BIDV triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025
- Sắm Tết thảnh thơi cùng thẻ tín dụng BAC A BANK, khách hàng nhận thêm 3 năm miễn phí thường niên