-
Phát lệnh triển khai xây dựng cầu Phong Châu mới - Quốc lộ 32C -
Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
Khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi hơn 6.235 tỷ đồng; 8.200 tỷ nâng cấp Cảng hàng không Thọ Xuân -
Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
Quảng Trị có dự án sản xuất ván ghép 130 tỷ đồng
Tung ưu đãi “khủng”
Sau nhiều chờ đợi, mới đây, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 29/2021/QĐ-TTg quy định về ưu đãi đầu tư đặc biệt.
“Việc Chính phủ ban hành quyết định như vậy là đúng và trúng thời điểm để cạnh tranh thu hút đầu tư với các quốc gia khác trong khu vực”, ông Nguyễn Đình Nam, nhà sáng lập, CEO Công ty Xúc tiến và Hợp tác đầu tư Việt Nam (IPA Vietnam) nói với phóng viên Báo Đầu tư.
Trên thực tế, cơ chế ưu đãi đầu tư đặc biệt đã được quy định tại khoản 2, Điều 20, Luật Đầu tư. Quyết định 29/2021/QĐ-TTg là một bước để cụ thể hóa mức ưu đãi, thời gian và điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư đặc biệt.
Theo đó, sẽ có 3 mức ưu đãi được áp dụng cho các dự án đầu tư, tùy vào khả năng đáp ứng các tiêu chí về công nghệ cao, chuyển giao công nghệ, giá trị gia tăng, có doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi.
Sản xuất tại Nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (Thái Nguyên). Ảnh: Trần Hải |
Ngoài ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, các dự án đầu tư đáp ứng các điều kiện đặt ra, còn được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước 18-20 năm, giảm 55-75% tiền thuê đất, thuê mặt nước trong suốt vòng đời dự án.
Đây có thể coi là mức ưu đãi “khủng”, bởi thực tế, theo các quy định hiện hành, mức ưu đãi cao nhất mà các dự án đầu tư được hưởng là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm, miễn 4 năm và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo. Các nhà đầu tư lớn đang đầu tư tại Việt Nam như Samsung, LG… cũng đang được áp dụng ưu đãi đầu tư theo mức này.
Không chỉ là ưu đãi lớn, đáng chú ý là, Quyết định 29/2021/QĐ-TTg cũng đã đưa ra các tiêu chí minh bạch, rõ ràng về mức độ chuyển giao công nghệ, đầu tư cho R&D, tạo giá trị gia tăng, có doanh nghiệp tham gia chuỗi, đồng thời phân thành 3 mức độ khác nhau với các tiêu chí cụ thể. Điều này, như ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã nhiều lần khẳng định, cho thấy quan điểm nhất quán của Chính phủ Việt Nam là dành các ưu đãi cao hơn cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao, có sức lan tỏa lớn.
Khi tổng kết 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài, nhiều quan điểm của các chuyên gia kinh tế cho rằng, chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam còn tràn lan, cào bằng, vì thế chưa thu hút được đầu tư vào những lĩnh vực mong muốn. Quyết định 29/2021/QĐ-TTg, có thể nói, là một bước đột phá về cơ chế ưu đãi đầu tư của Việt Nam. Thêm nữa, các quy định tại Quyết định cũng cho thấy yếu tố “hậu kiểm” được quan tâm hàng đầu. Nếu nhà đầu tư không đáp ứng được các tiêu chí đặt ra, thì hoàn toàn có thể bị “cắt” ưu đãi.
Chờ đón “đại gia”
Cách đây ít tháng, khi Dự thảo Quyết định về ưu đãi đầu tư được đưa ra lấy ý kiến công luận, không ít quan điểm cho rằng, các tiêu chí được đưa ra là khá khó, khiến không phải nhà đầu tư nào cũng đáp ứng được.
Chẳng hạn, với tiêu chí tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi, mức 1 được quy định là 30-40%; mức 2 là trên 40% doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi và thực hiện các hợp đồng lắp ráp, cung cấp linh kiện, nguyên vật liệu, dịch vụ để sản xuất sản phẩm. Tương ứng với đó, tỷ lệ giá thành sản phẩm được tạo ra bởi các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị là 30% và 40%.
Hay tiêu chí về chuyển giao công nghệ, mức 1 là chuyển giao công nghệ cho 3 doanh nghiệp Việt; mức 2 là chuyển giao công nghệ cho 3 doanh nghiệp Việt Nam trở lên trong 5 năm kể từ thời điểm chứng nhận đầu tư cho dự án.
Đây là hai tiêu chí quan trọng mà các dự án đầu tư cần đáp ứng, nếu muốn được hưởng ưu đãi đầu tư ở mức 2 và mức 3.
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), để đáp ứng được các tiêu chí trên, các tập đoàn lớn sẽ cần rất nhiều thời gian và công sức để xây dựng lại chuỗi, thậm chí hỗ trợ, đào tạo cho doanh nghiệp Việt Nam đủ năng lực tham gia chuỗi. Trong khi đó, khoảng cách giữa các mức ưu đãi là không quá lớn, nên không tạo được động lực để các dự án đầu tư lớn thực hiện thêm các tiêu chí bổ sung này.
“Để chính sách này thiết thực và khả thi, cần phải có các giải pháp đồng bộ với các chính sách khác giúp doanh nghiệp có khả năng đáp ứng điều kiện trước để hưởng ưu đãi, như các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong nước để đáp ứng tiêu chí và điều kiện hợp tác với nước ngoài”, ông Nguyễn Đình Nam nói.
Ông Nam cũng băn khoăn với tiêu chí chuyển giao công nghệ, bởi thực tế, một số công nghệ lõi, công nghệ nguồn thì ít nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng chuyển giao cho Việt Nam.
Không phải là không có lý khi nói rằng, các tiêu chí được đưa ra là khá cao. Tuy nhiên, điều này là dễ hiểu, bởi với việc ban hành Quyết định 29/2021/QĐ-TTg, Chính phủ đang hướng trọng tâm vào các “đại bàng”, chứ không phải là các nhà đầu tư nhỏ và vừa. Vì là “ưu đãi đặc biệt”, nên tiêu chí đặt ra cũng phải cao để sàng lọc nhà đầu tư có chất lượng.
Thông tin gần đây cho biết, nhiều tập đoàn lớn vẫn đang “ngấp nghé” đầu tư vào Việt Nam. Chẳng hạn, Tập đoàn Adani của tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani muốn đầu tư vào các lĩnh vực năng lượng, cảng biển ở Việt Nam; Tập đoàn Amkor Technology muốn đầu tư dự án 1,2 tỷ USD ở Bắc Ninh. Đặc biệt là Intel, đang lên kế hoạch đầu tư giai đoạn II, với quy mô vốn có thể lên tới trên 2 tỷ USD. Khi Intel đề xuất dự án này, các cơ quan chức năng Việt Nam cũng đã xem xét liệu dự án này có đáp ứng các tiêu chí để hưởng cơ chế ưu đãi đầu tư đặc biệt hay không.
Rõ ràng, cơ chế ưu đãi đặc biệt được ban hành sẽ tăng thêm cơ hội để Việt Nam thu hút được các “đại gia”’. Tuy vậy, ở một góc độ khác, trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Lê Quang Tuấn, Trưởng bộ phận Đầu tư (Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc) cho biết, dù rất quan tâm đến các cơ chế ưu đãi đầu tư, song trong bối cảnh hiện nay, điều mà nhiều nhà đầu tư nước ngoài mong chờ nhất là “bao giờ có thể bay sang Việt Nam”.
Dịch bệnh Covid-19, các biện pháp chống dịch đang làm trì hoãn nhiều kế hoạch đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Dự án KCN Thăng Long II tại Hưng Yên của Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) dự kiến bị chậm tiến độ 1 năm do dịch bệnh. Dự án 1,3 tỷ USD của Hyosung tại Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đang bị chậm tiến độ, vì cùng một lý do. Đây cũng là một điều cần quan tâm trong bối cảnh hiện nay, nếu Việt Nam muốn tăng tốc thu hút đầu tư nước ngoài.
-
Khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi hơn 6.235 tỷ đồng; 8.200 tỷ nâng cấp Cảng hàng không Thọ Xuân -
Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
Quảng Trị có dự án sản xuất ván ghép 130 tỷ đồng -
Phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh -
Thừa Thiên Huế phê duyệt chủ trương xây mới cầu treo Bình Thành -
Đà Nẵng thông tin về lộ trình thu hút đầu tư vào khu thương mại tự do -
Đường đi của thủ tục đầu tư đặc biệt
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up