
-
Yêu nước từ những hành động bình dị nhất
-
Hạnh phúc khi sống và làm việc tại Việt Nam
-
TP. Thái Bình mãi khắc ghi những năm tháng hào hùng
-
Nam Định viết tiếp câu chuyện từ nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu
-
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Tô Văn Đực: Cùng viết nên khúc tráng ca Củ Chi -
Chuyện giải phóng Côn Đảo và bữa cơm tự do mừng chiến thắng
TIN LIÊN QUAN | |
Nam Định cử 300 công an giữ trật tự cho chợ Viềng | |
Mỗi ngày nghỉ Tết có 35 người thiệt mạng do tai nạn giao thông | |
Tưng bừng lễ hội rước Pháo làng Đồng Kỵ |
Theo quan niệm của người dân, lỡ một phiên chợ Viềng là lỡ cả một năm. Vì vậy, ngay từ buổi trưa ngày 7 Tết, người dân từ các tỉnh chủ yếu là Nam Định, Thanh Hóa, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng... đổ về chợ Viềng đông như mắc cửi để mong có lộc cho cả năm.
![]() |
Hàng nghìn du khách đổ về phiên chợ "bán rủi cầu may" |
Thường hàng năm phiên chợ Viềng diễn ra trong cái giá lạnh, tuy nhiên phiên chợ “bán rủi mua may” năm Ất Mùi 2015 lại nóng nực như mùa hè khiến hàng nghìn du khách đổ về đây vã mồ hôi.
Theo người dân Nam Định tên “Viềng” không phải là tên riêng của một chợ mà có tới 4,5 khu chợ thuộc hai chợ cùng tên “Viềng” của Nam Định, cùng họp một phiên vào đêm mùng 7 rạng sáng mùng 8 Tết âm lịch hàng năm.
Đó là hội Viềng Phủ ở Kim Thái, huyện Vụ Bản (là chợ đã nổi tiếng trong sử sách, thi ca) và hội Viềng Chùa tại xã Nam Giang, huyện Nam Trực. Vì vậy, hiện nay tại Nam Định, chợ Viềng “2 chợ, 1 phiên” cho cả năm.
Theo quan niệm của người dân, chợ Viềng Phủ có ý nghĩa như chợ thần tiên trên trời (còn gọi là chợ âm phủ). Đi chợ kết hợp với cúng bái, cầu may ở các đền, phủ. Tương truyền, lễ hội chợ Viềng gắn liền với việc thờ ông Khổng - ông tổ đúc đồng (trước đình ông Khổng, người dân thường bày bán đồ đồng, đồ sắt). Những chiếc lư đồng cổ với hình dáng phong phú và nét chạm khắc tinh xảo luôn bắt mắt người xem.
Những người sành chơi quan niệm rằng, mua được một món đồ đồng ưng ý tại chợ Viềng đầu năm, lộc sẽ về đầy nhà trong năm ấy, vì thế, gian hàng bán sản phẩm đồng thau lúc nào cũng tấp nập khách khứa. Tuy nhiên, theo nhiều du khách, quan niệm của ngày xưa là như vậy nhưng giờ thì khác, muốn tìm một chiếc lư đồng cổ, thậm chí chỉ cần đó là một món đồ cũ là điều không tưởng.
Theo nhiều người dân, những chiếc lư đồng hay các bức tượng bằng đồng kiểu này giờ "bói" không ra đồ cổ tại phiên chợ "bán rủi cầu may".
Hình ảnh dòng người nêm cứng tại phiên chợ "bán rủi cầu may":
Phiên chợ "bán rủi cầu may" họp duy nhất một lần vào đêm mồng 7 rạng sáng mồng 8 Tết âm lịch hàng năm thu hút hàng nghìn du khách thập phương.
Người dân "chôn chân" tại phiên chợ "bán rủi cầu may".
Rạng sáng người dân vẫn tấp nập đi lễ, nhiều du khách muốn rời phiên chợ cũng phải mất cả giờ đồng hồ mới mong thoát khỏi cảnh biển người chen chân nhau.
Hồng Ngân - Trọng Trinh (Dân trí)
-
Nam Định viết tiếp câu chuyện từ nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu -
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Tô Văn Đực: Cùng viết nên khúc tráng ca Củ Chi -
Chuyện giải phóng Côn Đảo và bữa cơm tự do mừng chiến thắng -
Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Quốc tế Lao động 1/5 -
Thuyền trưởng tàu không số kể chuyện 18 lần vượt biển thành công -
Mãn nhãn đêm "đại tiệc" sắc màu tại Thành phố mang tên Bác -
Tòa nhà UBND TP.HCM lung linh, huyền ảo với “bữa tiệc” nghệ thuật 3D mapping
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025