-
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
Dây chuyền sản xuất của Thép Việt - Ý (VIS) |
Thái Hưng “đổi ý” sau khi bán 20% cổ phần VIS
Từ đầu tháng 11/2017, một thông tin được thị trường quan tâm là việc Công ty cổ phần Thương mại Thái Hưng “vội vàng” chào mua công khai thêm 5,35% vốn cổ phần (tương ứng 3,95 triệu cổ phần) của Công ty cổ phần Thép Việt - Ý, chỉ ít ngày sau khi hoàn tất việc bán 20% vốn của VIS (tương ứng 14,77 triệu cổ phần) mà Thái Hưng đang nắm giữ cho Kyoei Steel Ltd của Nhật Bản.
Thái Hưng là cái tên được quan tâm bởi những thương vụ thâu tóm các doanh nghiệp thép lớn trong thời gian qua. Từ vị thế là doanh nghiệp thương mại có trụ sở tại Thái Nguyên, chuyên cung cấp nguyên liệu đầu vào chủ yếu cho nhiều nhà máy thép tại Việt Nam và là nhà phân phối thép lớn nhất tại miền Bắc cho nhiều nhà sản xuất như VIS, Posco, Pomina, Tisco, Thái Hưng đã thâu tóm cổ phần và trở thành cổ đông lớn của Thép Việt - Ý và Gang thép Thái Nguyên.
Việc Thái Hưng bán cổ phần VIS cho Kyoei có thể xem là “lợi cả đôi đường”.
Trước hết, tại buổi lễ công bố cổ đông chiến lược của VIS, Ban lãnh đạo VIS bày tỏ mong muốn nhận được sự hỗ trợ về công nghệ kỹ thuật từ Tập đoàn Kyoiei Steel nhằm nâng cao trình độ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Được biết, Kyoei Steel là Tập đoàn lớn trong ngành thép và nắm giữ thị phần lớn tại Nhật Bản, được thành lập từ năm 1947 và hiện có vốn điều lệ 18.516 tỷ yên. Kyoei Steel cũng sớm hiện diện tại Việt Nam với 2 doanh nghiệp là Công ty TNHH Thép Vina Kyoei tại Bà Rịa - Vũng Tàu và Công ty TNHH Kyeoei Steel Việt Nam tại Ninh Bình.
Bên cạnh đó, nhìn vào lịch sử giao dịch, có thể thấy việc bán bớt 20% vốn tại VIS cũng giúp Thái Hưng “chốt lời” từ thương vụ này. Tháng 9/2016, Thái Hưng đã chào mua công khai 12,8 triệu cổ phiếu VIS với giá dự kiến 13.500 đồng/cổ phiếu và đến tháng 7/2017, Thái Hưng tiếp tục mua được hơn 12 triệu cổ phiếu VIS từ đợt phát hành thêm với giá 15.000 đồng/cổ phần. Như vậy, với giá bán thỏa thuận cho Kyoei Steel là 25.597 đồng/cổ phần, Thái Hưng chắc chắn có lãi.
Dấu hỏi về “quyền lực” của Thái Hưng
Trước khi diễn ra thương vụ bán cổ phần VIS cho Kyoei Steel, Thái Hưng là cổ đông lớn nắm quyền chi phối tại VIS với tỷ lệ nắm giữ cổ phần lên tới 65,66%. Sau thương vụ này, Thái Hưng không còn là công ty mẹ của VIS bởi tỷ lệ nắm giữ đã giảm xuống còn 45,66%.
Do đó, động thái chào mua thêm 5,35% vốn tại VIS gần như ngay lập tức, sau khi vừa bán 20% cho đối tác Nhật Bản khiến thị trường đưa ra nhiều đồn đoán về việc Thái Hưng “vội” củng cố quyền chi phối của mình tại VIS, bởi nếu mua thành công số cổ phần tương ứng là 5,35% vốn tại VIS, Thái Hưng sẽ nâng tỷ lệ sở hữu lên 51,01% và quay lại vị thế công ty mẹ của VIS.
Tuy nhiên, phải nói rằng, mục tiêu chi phối hoàn toàn tại VIS đã được Thái Hưng khẳng định từ lâu thông qua các đợt chào mua cổ phần công khai và với những gì mà Thái Hưng đã làm tại VIS.
Năm 2016, sau khi trở thành cổ đông lớn và đưa người của Thái Hưng là bà Nguyễn Thị Vinh, Tổng giám đốc Thái Hưng vào vị trí Chủ tịch HĐQT của VIS, kết quả kinh doanh của VIS đã có bước tiến đáng kể. Doanh thu thuần năm 2016 của VIS đạt 3.740 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2015; lợi nhuận trước thuế 75 tỷ đồng, cao gấp đôi năm 2015. Năm 2017, VIS đặt kế hoạch doanh thu 6.164 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 102,6 tỷ đồng. Đến hết quý III/2017, VIS đã đạt doanh thu 4.644 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 84,4 tỷ đồng.
Chưa kể, việc mất quyền chi phối tại VIS là điều không thể đối với Thái Hưng, bởi với tỷ lệ cổ phần mà Thái Hưng đang nắm giữ, chỉ duy nhất Kyoei Steel có thể “vượt” Thái Hưng nếu mua thêm cổ phần VIS.
Tuy nhiên, chìa khóa lại nằm ở cổ đông của VIS. Cơ cấu cổ đông lớn của VIS hiện có 2 tổ chức và 2 cá nhân. Trong đó, cổ đông Lê Thành Thực (Thái Nguyên) nắm 5% cổ phần của VIS, tính đến ngày 3/11/2017. Đáng lưu ý, Thái Hưng có Phó tổng giám đốc Kinh doanh tên là Lê Thành Thực.
Do đó, việc có mua thành công 5,35% cổ phần của VIS hay không, có lẽ không làm ảnh hưởng tới “quyền lực” của Thái Hưng tại VIS. Sự ảnh hưởng có chăng nằm ở việc, khi là công ty mẹ sở hữu trên 51%, Thái Hưng sẽ được hạch toán kết quả kinh doanh của VIS vào báo cáo hợp nhất.
-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025