-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Trong số 124 phần mềm, Perfect Việt Nam chỉ cung cấp được giấy phép sử dụng cho 10 phần mềm của Microsoft. |
Doanh nghiệp nước ngoài vẫn tìm cách lách
Theo tiết lộ từ Đoàn thanh tra liên ngành, trong thời gian vừa qua, nhiều cuộc thanh tra đã được tiến hành tại nhiều đối tượng doanh nghiệp, từ nước ngoài , trong nước đến các công ty kinh doanh máy tính, đa phần đều phát hiện các hành vi xâm phạm bản quyền với các mức độ vi phạm khác nhau, trong đó có hiện tượng các doanh nghiệp nước ngoài chỉ mua một số lượng phần mềm có bản quyền rất ít để lách luật.
Chẳng hạn trong cuộc kiểm tra đột xuất một doanh nghiệp 100% vốn đầu tư của Đài Loan là công ty TNHH Công nghệ Y tế Perfect Việt Nam vừa qua có địa chỉ tại Lô D7/1, đường 1B, KCN Vĩnh Lộc, Tp. Hồ Chí Minh, đoàn Thanh tra liên ngành gồm Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch phối hợp với Cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm sử dụng Công nghệ cao C50 ( Bộ Công An) đã phát hiện số lượng lớn phần mềm vi phạm trị giá hàng tỷ đồng.
Trong số 44 máy tính kiểm tra, Đoàn thanh tra đã tìm thấy 124 phần mềm các loại từ các phần mềm chuyên dụng dành cho thiết kế đồ họa của Autodesk như AutoCAD, các phần mềm Adobe Photoshop đến các phần mềm thông dụng của Microsoft, thậm chí cả phần mềm có chi phí rất ít như Từ điển Lạc Việt. Trong số 124 phần mềm, Perfect Việt Nam chỉ cung cấp được giấy phép sử dụng cho 10 phần mềm của Microsoft.
Điều đáng nói, một số doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, có tiềm lực tài chính mạnh như Perfect Việt Nam, một doanh nghiệp có tiếng trong lĩnh vực sản xuất, gia công dụng cụ y tế và phụ tùng nhựa, cao su cho thị trường Việt Nam và xuất khẩu cũng cố tình trốn tránh việc mua bản quyền phần mềm. Phó Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch, ông Phạm Xuân Phúc cho rằng là những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 100%, họ hiểu rất rõ về Luật Sở hữu trí tuệ nhưng vẫn cố tình vi phạm, sử dụng bất hợp pháp tài sản trí tuệ của người khác cho mục đích vận hành kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Cái giá phải trả cho hành vi xâm phạm bản quyền phần mềm
Tuy nhiên, theo các luật sư Sở hữu trí tuệ, hành lang pháp lý xử phạt của Việt Nam và quốc tế cho hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ phần mềm máy tính ngày càng nghiêm khắc.
Hành vi sử dụng phần mềm bất hợp pháp của các doanh nghiệp có thể đối mặt với tội hình sự và các hình thức xử phạt nghiêm khắc của pháp luật. Ngoài ra, người sở hữu tác quyền cũng được quyền sử dụng các biện pháp khác để xử lý việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của mình, như tiến hành khiếu tố tại tòa án có thẩm quyền theo Điều 198.1d, Luật SHTT, và/hoặc yêu cầu tòa án buộc người vi phạm phải ngừng hành động vi phạm, chính thức xin lỗi và có biện pháp khắc phục, yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại, kể cả thiệt hại vật chất, cũng như trả án phí theo các Điều 202, 204, 205, Luật SHTT.
Mức độ thiệt hại được xác định dựa trên những tổn thất thực tế đối với người có quyền sở hữu trí tuệ, do hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra. Vụ việc Công ty TNHH Quốc tế Gold Long John Đồng Nai Việt Nam phải đền bù hơn 1 tỷ đồng và công khai xin lỗi Microsoft và Lạc Việt do xâm phạm bản quyền phần mềm của hai doanh nghiệp phần mềm này vào cuối năm 2013 vẫn còn nóng hổi, là bài học nhãn tiền cho các doanh nghiệp nước ngoài khác cố tình vi phạm.
Cũng theo các Luật sư SHTT quốc tế thì các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải đối mặt với các hình phạt rất nặng nề khi 36 bang của Mỹ đã áp dụng Bộ luật Cạnh tranh không lành mạnh (UCA). Bộ luật này yêu cầu tất cả các nhà sản xuất, xuất khẩu trên thế giới phải sử dụng phần cứng, phần mềm hợp pháp, có bản quyền trong mọi hoạt động sản xuất, thương mại. Lý do là việc một doanh nghiệp sử dụng phần mềm không có bản quyền hợp pháp sẽ giúp cho đối tượng đó đạt được lợi thế về giá, từ đó sẽ tạo ra sự không bình đẳng đối với những đối thủ cạnh tranh đang sử dụng sản phẩm CNTT có bản quyền.
Theo Luật sư Trần Mạnh Hùng, Công ty Tư vấn Luật Baker & McKenzie, nếu không tuân thủ, các đối tượng sau đây có thể bị kiện: Những nhà sản xuất sản phẩm được bán hoặc chào bán tại hai bang (dù là được bán, chào bán riêng rẽ hay được bán, chào bán như là một bộ phận của sản phẩm khác); các bên thứ ba (chẳng hạn những người bán lẻ) bán hoặc chào bán các sản phẩm có khả năng bị coi là sản phẩm vi phạm tại các bang này.
Cũng theo ông Hùng, các doanh nghiệp sẽ bị chính những đối thủ có mặt hàng cạnh tranh có trụ sở ở bất kỳ nơi nào trên thế giới hoặc Chưởng lý (người phụ trách vấn đề pháp lý) của các bang khởi kiện. Và nếu không thể chứng minh được mình sử dụng phần mềm, phần cứng hợp pháp, hoặc không chấm dứt việc sử dụng CNTT trái pháp luật trong vòng 90 ngày sau khi nhận được thông báo thì có thể sẽ phải bồi thường thiệt hại, bị tịch thu hàng hóa và quan trọng hơn là xếp trong "danh sách đen" bị cấm vào thị trường Mỹ.
Điều này có thể cho thấy một cách rõ ràng quyền Sở hữu trí tuệ đang ngày càng được Chính phủ trong nước và quốc tế quan tâm để bảo vệ môi trường kinh doanh lành mạnh cho tất cả các doanh nghiệp. Những hành vi cố tình vi phạm của các doanh nghiệp sớm muộn rồi cũng bị phát hiện và phải đối mặt với những hậu quả khó lường, không chỉ về thiệt hại kinh tế và còn đánh mất cả uy tín trên thương trường.
Sai phạm cấp bằng sở hữu độc quyền, cán bộ vô can? () Đã hơn 5 năm trôi qua, vụ việc hai công ty kinh doanh sản phẩm cửa cuốn kiện nhau về sở hữu kiểu dáng công nghiệp vẫn chưa có hồi kết, cho thấy sự lộn xộn trong việc cấp bằng sở hữu độc quyền. Dù Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã sửa sai, hủy bỏ một phần của bằng độc quyền nhưng câu hỏi về trách nhiệm của những cán bộ sai phạm thì vẫn còn bỏ ngỏ. |
Hải Đăng
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025