Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Vận hành trạm biến áp 110 kV Hương Khê (Hà Tĩnh)
Thế Hải - 01/06/2017 15:27
 
Vào lúc 18h ngày 31/5, Trạm biến áp 110kV Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh) đã chính thức đóng điện, đi vào hoạt động.
Công trình được đưa vào sử dụng đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định cho 22 xã thuộc huyện Hương Khê và 12 xã thuộc huyện Vũ Quang, với 38.837 hộ dân và các cơ quan, tổ chức đóng trên địa bàn
Công trình được đưa vào sử dụng đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định cho 22 xã thuộc huyện Hương Khê và 12 xã thuộc huyện Vũ Quang, với 38.837 hộ dân và các cơ quan, tổ chức đóng trên địa bàn.

Dự án Đường dây và trạm biến áp (TBA) 110 kV Hương Khê do Tổng Công ty Điện lực miền Bắc giao cho Công ty Điện lực Hà Tĩnh làm chủ đầu tư.

Công trình có tổng mức đầu tư 190,7 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn vay tín dụng thương mại, đầu tư xây mới tuyến đường dây 1 mạch có chiều dài 37,77 km, xây dựng mới TBA 110 kV nối từ Trạm 110 Thạch Linh về Hương Khê.

Đường dây và TBA 110 kV Hương Khê đi qua địa bàn 9 xã thuộc 2 huyện Thạch Hà và Hương Khê.

Công trình được đưa vào sử dụng đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định cho 22 xã thuộc huyện Hương Khê và 12 xã thuộc huyện Vũ Quang, với 38.837 hộ dân và các cơ quan, tổ chức đóng trên địa bàn; hỗ trợ cấp điện cho TP. Hà Tĩnh khi cần thiết.

Dự án phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 – 2015, có xét đến 2020 đã được Bộ Công thương phê duyệt, là cơ sở để phát triển và quy hoạch, cải tạo lại hệ thống lưới điện khu vực hiện có, giúp các xã sớm hoàn thành tiêu chí điện trong xây dựng nông thôn mới.

Giám đốc Công ty Điện lực Hà Tĩnh, ông Nguyễn Phúc Phong cho biết, Trạm biến áp 110kV Hương Khê là trạm biến áp hiện đại nhất Hà Tĩnh, được xây dựng với phương thức không có người trực.

Trạm sẽ giảm được lực lượng trực vận hành tại chỗ, và đặc biệt là giảm được thời gian mất điện. Mọi thao tác trạm do Trung tâm Điều độ thực hiện tại văn phòng công ty.

Việc xây dựng các Trạm biến áp không người trực là mục tiêu được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đặt ra, với tham vọng đến năm 2020 là đầu tư đủ 100% số trạm biến áp 110 kV và 60% số TBA 220 kV được điều khiển xa và không có người trực.

Hiện nay, Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã đưa vào vận hành 1 trung tâm điều khiển xa tại tỉnh Ninh Bình.  Tổng công ty Điện lực miền Trung đã xây dựng được 9 trung tâm điều khiển xa và đưa vào vận hành 3 trạm biến áp không có người trực, 30 trạm biến áp bán người trực. Riêng Tổng công ty Điện lực miền Nam xây dựng được 42 trung tâm điều khiển xa, trong đó mỗi tỉnh có 2 trung tâm; 160/195 trạm biến áp có thể điều khiển xa, nhưng vẫn có người trực.

Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội có 1 trung tâm điều khiển xa đặt tại Trung tâm Điều độ của Tổng công ty, trong đó có 7 trạm biến áp không người trực và 19 trạm bán người trực.

Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh có 1 trung tâm điều khiển với 27 trạm biến áp không người trực, 9 trạm biến áp bán người trực trong tổng số 51 trạm.

Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia cũng xây dựng được 1 trung tâm điều khiển xa thí điểm ở quận Thủ Đức và 2 trạm biến áp không người trực.

Động thổ dự án Trạm biến áp 500kV Việt Trì, tổng mức đầu tư 1.250 tỷ đồng
Việc đầu tư dự án nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải của hệ thống điện miền Bắc đặc biệt là các tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc;...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư