-
Quy định 53 chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo -
Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật -
Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” diễn ra vào ngày 16/1/2025 -
Thủ tướng Liên bang Nga sắp thăm Việt Nam -
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào -
Thái Bình: Thị trấn Tiền Hải mở rộng được công nhận đô thị loại IV
Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng được tổ chức trực tiếp tại phòng họp Diên Hồng, Tòa nhà Quốc hội (Hà Nội), kết nối trực tuyến với các tỉnh, thành phố trong cả nước |
Văn hóa - nền tảng cho các bước nhảy ngoạn mục
Dẫn câu chuyện của Nhật Bản và Hàn Quốc, hai quốc gia đã thành công trong phát triển đất nước khi biết dựa trên nền tảng văn hóa, GS-TSKH. Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo (Đại học Quốc gia Hà Nội) khi phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (được tổ chức hôm 24/11/2021) đã nhấn mạnh, văn hóa chính là nền tảng của sự phát triển bền vững.
“Hòa thần, Dương khí (tinh thần Nhật Bản, phương tiện châu Âu) chính là tư tưởng chủ đạo cho cuộc cải cách Minh Trị, đưa nước Nhật lên hàng cường quốc trên thế giới vào đầu thế kỷ XX”’, GS-TSKH. Vũ Minh Giang đã nói như vậy và khẳng định, văn hóa chính là nền tảng cho bước nhảy ngoạn mục này.
Trong khi đó, chủ thuyết “Hãy biến tất cả những gì người Hàn có thành lợi thế cạnh tranh quốc tế”, đã giúp Hàn Quốc làm nên một “Kỳ tích sông Hàn”, từ đất nước nghèo đói sau chiến tranh trở thành một “con rồng” ở châu Á. “Người Hàn luôn coi văn hóa là sức mạnh trong thời đại toàn cầu hóa”, GS-TSKH. Vũ Minh Giang nói.
Trên thực tế, như phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, từ khi thành lập đến nay, Đảng ta cũng “luôn luôn coi trọng vai trò của văn hóa” và “hết sức quan tâm đến công tác xây dựng văn hóa”. “Nhận thức của Đảng về văn hóa ngày càng toàn diện, đầy đủ và sâu sắc hơn. Đảng ta xác định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu phải khắc phục tư tưởng “duy kinh tế”, chỉ tập trung cho kinh tế mà ít quan tâm đến văn hóa. “Phải quán triệt nghiêm túc quan điểm: văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”, Tổng Bí thư chỉ đạo.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, Đại hội XIII của Đảng đã xác định Chiến lược Phát triển tổng thể của đất nước ta, trong đó, phát triển kinh tế là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên. Đây là quan điểm chỉ đạo rất cơ bản cần phải được triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt trong nhiệm vụ của các ngành, các cấp..
Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh, dù có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, nhưng nói sâu sắc, ngắn gọn như Bác Hồ, thì “văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, hay nói như một vị tiền bối khác, thì “văn hóa là bản sắc của một dân tộc, văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất”.
Nói bấy nhiêu là đủ thấy tầm quan trọng vô cùng của văn hóa. Có thể, khó so sánh với Nhật Bản hay Hàn Quốc, nhưng văn hóa dân tộc, trên thực tế, cũng đã mang lại những bước nhảy lịch sử cho Việt Nam. Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cũng đã dẫn thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi các đại biểu tham dự Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ hai (năm 1948), rằng “trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc vĩ đại của dân tộc ta, văn hóa gánh một phần rất quan trọng” để nhấn mạnh vai trò của văn hóa trong dặm dài 4.000 năm lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Không chỉ trong các cuộc kháng chiến, kiến quốc vĩ đại của dân tộc, mà trong cả giai đoạn phát triển sau này, đặc biệt trong 35 năm Đổi mới vừa qua, văn hóa, con người Việt Nam đã có những đóng góp to lớn. Đơn cử một ví dụ, với việc gắn kết hiệu quả giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch, ngành du lịch Việt Nam đã từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng.
Hơn một lần, các chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa, thậm chí cả trong lĩnh vực kinh tế đều khẳng định, để Việt Nam đạt được bước phát triển như ngày nay, chính là nhờ văn hóa, tinh thần và ý chí kiên cường của người Việt Nam. Càng trong khó khăn, văn hóa, con người Việt Nam càng tỏa sáng.
“Bản sắc, giá trị văn hóa, con người Việt Nam đã tiếp tục được kế thừa, phát huy cao độ khi đất nước gặp khó khăn, thử thách do thiên tai, dịch bệnh, nhất là đại dịch Covid-19”, ông Nghĩa nhấn mạnh.
Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội
Đánh giá cao vai trò của văn hóa, nên trong suốt thời gian vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách để chăm lo, phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Rất nhiều thành tựu nổi bật có thể kể đến, đó là nhận thức về văn hóa ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn trên các lĩnh vực, các loại hình; các sản phẩm văn hóa ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng yêu cầu mới, nhiều mặt của xã hội…
Nhưng một cách thẳng thắn, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng thừa nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại, bất cập, yếu kém trên lĩnh vực văn hóa. Chẳng hạn, văn hóa chưa được các cấp, các ngành nhận thức một cách sâu sắc và chưa được quan tâm một cách đầy đủ tương xứng với kinh tế và chính trị; chưa thật sự trở thành nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước…
Chưa kể, vai trò của văn hóa trong xây dựng con người chưa được xác định đúng tầm, còn có chiều hướng nặng về chức năng giải trí; phát triển các lĩnh vực văn hóa chưa đồng bộ; thiếu những tác phẩm văn hoá, văn học, nghệ thuật lớn, tầm cỡ, phản ánh được tầm vóc của sự nghiệp đổi mới, có tác dụng tích cực với việc xây dựng đất nước, xây dựng con người…
“Những yếu kém, bất cập nêu trên chậm được giải quyết mặc dù đã được nhắc đi, nhắc lại trong nhiều văn kiện, nghị quyết của Đảng. Sự yếu kém, khuyết điểm này đã gây hệ lụy, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, đến xây dựng con người và môi trường văn hóa của chúng ta”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.
Liên quan đến vấn đề này, khi phát biểu tại Hội nghị, Trưởng ban Tuyên giáo Nguyễn Trọng Nghĩa cũng đã nhắc đến việc, trong thời gian qua, mặc dù kinh tế liên tục tăng trưởng cao, đời sống vật chất nâng lên, nhưng đời sống văn hóa tinh thần chưa phát triển tương xứng.
Một trong những nguyên nhân là nhận thức, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa văn hóa với kinh tế chưa được cấp ủy, chính quyền nhiều nơi quan tâm đúng mức, chưa coi trọng và chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế, xây dựng văn hóa trong kinh tế chưa được coi trọng, kinh phí đầu tư cho văn hóa còn hạn hẹp, chưa tương xứng với lĩnh vực kinh tế…
Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng là một trong những người rất thấu hiểu điều này. Ông nói: “Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị. Văn hóa vừa là trụ cột, vừa là nền tảng phát triển xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Chúng ta cần có nhận thức đúng để hành động đẹp”.
Để văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh và động lực phát triển bền vững
“Nhận thức đúng” cũng là điều được GS-TSKH. Vũ Minh Giang nhắc đến đầu tiên khi nói về các giải pháp nhằm có thể biến văn hóa thành nguồn lực nội sinh.
“Trước hết, phải thấm nhuần sâu sắc quan điểm: văn hóa không chỉ là một lĩnh vực hoạt động thuộc phạm vi quản lý của ngành văn hóa, mà là nền tảng tinh thần của xã hội, là hồn cốt, khí chất của dân tộc”, GS-TSKH. Vũ Minh Giang nói. Ông cho rằng, cùng với thay đổi tư duy, phải đánh giá đúng và thấy hết những khó khăn khi khai thác các nguồn lực văn hóa.
Ông đã nhắc đến những tập tính, hạn chế của người Việt Nam, như không có thói quen nhìn xa, tâm lý ăn xổi, thậm chí là quan điểm “dàn hàng ngang mà tiến”… để khẳng định rằng, đây chính là những yếu tố có sức cản vô cùng mạnh mẽ.
“Một trong những điều quyết định thành công trong sự nghiệp phát triển đất nước đi tới phồn vinh là phải khơi dậy khát vọng của dân tộc, đặc biệt là với giới trẻ như tinh thần Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã chỉ ra. Giáo dục văn hóa, lịch sử cho các tầng lớp nhân dân, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên cần được coi như một nhiệm vụ mang tầm chiến lược”, GS-TSKH. Vũ Minh Giang nói.
Ông cũng nhấn mạnh, khát vọng sẽ dẫn tới tự tin và có thể biến tất cả những gì mình có thành lợi thế trong quá trình cạnh tranh quốc tế. “Trong thời kỳ hiện nay, văn hóa không chỉ là tài sản để chúng ta cất giữ, để chúng ta nâng niu, để chúng ta tự hào, mà phải được coi là sức mạnh mềm của đất nước để có thể mở rộng hợp tác cạnh tranh sòng phẳng trên trường quốc tế”, GS-TSKH. Vũ Minh Giang khẳng định và cho rằng, đã đến lúc phải coi văn hóa như một “vũ khí” để tiến ra thế giới.
Đảng ta, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói, ngày càng nhận thức toàn diện, đầy đủ và sâu sắc hơn về văn hóa. Chính vì thế, đứng trước những thời cơ và thách thức mới, yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng nước ta là phải tiếp tục xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là “nền tảng tinh thần”, “động lực phát triển”, và “soi đường cho quốc dân đi”.
“Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Đây là lần đầu tiên trong văn kiện Đại hội Đảng, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn, nhiệm vụ trọng tâm, đột phá chiến lược”, Tổng Bí thư cho biết.
Để tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa của dân tộc, Tổng Bí thư cũng đã chỉ ra 6 nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Đó là khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của toàn dân tộc; phát huy cao độ những giá trị văn hóa, sức mạnh và tinh thần cống hiến của mọi người Việt Nam, tạo nguồn lực nội sinh và động lực đột phá để thực hiện thành công mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2025, 2030, tầm nhìn 2045 mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.
Là xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp, gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam, hệ giá trị văn hóa, giá trị của quốc gia - dân tộc; là phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, môi trường văn hóa, đời sống văn hóa; là phát huy vai trò chủ thể sáng tạo, chủ thể thụ hưởng văn hóa là nhân dân…
Cùng với đó, chú trọng xây dựng Đảng và hệ thống chính trị về văn hoá, về đạo đức; kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, để Đảng ta và hệ thống chính trị của nước ta thật sự là đạo đức, là văn minh, tiêu biểu cho lương tri và phẩm giá con người Việt Nam.
Và cuối cùng, là xây dựng môi trường văn hóa số phù hợp với nền kinh tế số, xã hội số và công dân số, làm cho văn hóa thích nghi, điều tiết sự phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư…
-
Quy định 53 chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo -
Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật -
Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” diễn ra vào ngày 16/1/2025 -
Thủ tướng Liên bang Nga sắp thăm Việt Nam
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào -
Thái Bình: Thị trấn Tiền Hải mở rộng được công nhận đô thị loại IV -
Đà Nẵng nêu nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Tăng trưởng kinh tế năm 2024 với 10 điểm vượt trội -
Kinh tế 2025: Tăng tốc để bứt phá, tạo đà hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 2 con số -
Quốc hội quyết định những nội dung cấp bách để vừa tinh gọn bộ máy, vừa thúc đẩy tăng trưởng -
Tạo đà, tạo lực, tạo thế, tạo niềm tin cho tăng trưởng 2 con số
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả