
-
Chính phủ ban hành Nghị định quy định Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng
-
Giá vàng thế giới có phiên giảm thứ ba liên tiếp
-
Ông Nguyễn Cảnh Anh tiếp tục làm Chủ tịch HĐQT Eximbank nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
Ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
-
"Mở lối tương lai": Sacombank đồng hành phát triển giao thông xanh, thông minh -
Eximbank ra mắt HĐQT nhiệm kỳ 2025 - 2030, dời trụ sở từ TP.HCM ra Hà Nội
![]() |
Giá vàng thế giới thử thách ngưỡng 1.700 USD/oz |
Vàng giao ngay sáng 28/4 giao dịch ở mức 1.702 USD/oz, giảm 12 USD/oz (-0,7%), đồng thời, ghi nhận mức thấp nhất kể từ ngày 22/4. Giá vàng giao tương lai thậm chí giảm mạnh hơn xuống còn 1.712 USD/oz, qua đó thu hẹp đáng kể khoảng cách với vàng giao ngay.
Chung xu hướng, các hãng vàng trong nước sáng nay đồng loạt hạ giá khoảng 200.000 đồng mỗi lượng. Tuy nhiên, biên độ giảm hẹp hơn khiến giá vàng trong nước đã gần bắt kịp giá vàng thế giới quy đổi (xấp xỉ 48,4 triệu đồng/lượng). Trong vài phiên trước, khá bất thường khi giá vàng trong nước cao vượt mức quy đổi của giá vàng thế giới, có thời điểm chênh tới cả triệu đồng.
Công ty Vàng bạc Đá Quý Sài gòn hiện yết giá vàng miếng SJC ở mức 47,75 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,4 triệu đồng/lượng (bán ra). Trong khi đó, các hãng vàng khác đều đã thu hẹp đáng kể chênh lệch giá mua – bán. Tập đoàn DOJI chỉ duy trì mức chênh này ở mức 400.000 đồng với mỗi lượng mua vào có giá 47,85 triệu đồng, còn bán ra là 48,25 triệu đồng. Giá vàng yết tại Bảo tín Minh châu là 47,9 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,35 triệu đồng/lượng (bán ra). Phú Quý niêm yết giá thấp hơn 50.000 đồng.
Sự hồi phục của thị trường cổ phiếu Mỹ nhờ kỳ vọng nới lỏng lệnh hạn chế một phần cũng tác động đến nhu cầu đối với kim loại quý này. Tuy vậy, so với thời điểm đầu năm, giá vàng đã tăng 172 USD/oz (+11,3%). Thị trường vàng vẫn được hỗ trợ bởi các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới có thể sẽ phải tiếp tục cung cấp nhiều biện pháp để hạn chế suy thoái cũng như tăng tốc hồi phục nền kinh tế đang chịu tổn hại vì dịch bệnh.
Phiên giao dịch đầu tuần hôm qua còn ghi nhận sự sụt giảm mạnh của loại hàng hóa khác là dầu thô. Giá dầu WTI giao tháng 6/2020 hiện giảm còn hơn 10 USD/thùng. Dầu Brent cũng tuột mốc 20 USD/thùng từ tối qua.
Đồng USD cũng quay đầu giảm nhưng vẫn đang khá vững vàng ở mốc 100,1 điểm. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sáng 28/4 đã điều chỉnh giảm tỷ giá trung tâm thêm 10 đồng, xuống còn 23.262 đồng đổi 1 đôla. Đây cũng là lần giảm đầu tiên của NHNN kể từ hôm 20/4.
Tỷ giá tại các ngân hàng thương mại cũng giảm mạnh 40-50 đồng/USD so với sáng hôm qua. Hiện Vietcombank đang yết tỷ giá USD ở mức 23.370 đồng/USD (mua vào) và 23.550 đồng/USD (bán ra). Tỷ giá tại BIDV thấp hơn 5 đồng mỗi chiều. Trong khi đó, tại đa phần các ngân hàng khác, tỷ giá USD bán ra phổ biến ở mức 23.530 đồng/USD.

-
"Mở lối tương lai": Sacombank đồng hành phát triển giao thông xanh, thông minh -
Eximbank ra mắt HĐQT nhiệm kỳ 2025 - 2030, dời trụ sở từ TP.HCM ra Hà Nội -
90 doanh nghiệp chậm trả gốc, lãi trái phiếu -
Lợi nhuận trước thuế quý I/2025 của ABBank tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ -
Vikki Digital Bank - kết nối nhịp sống số cùng TP.HCM rực rỡ đại lễ 50 năm -
Vàng miếng SJC tăng 1,3 triệu/lượng khi vàng thế giới vượt mốc 3.300 USD/ounce -
Vàng quốc tế hồi phục nhẹ, giá vàng SJC đạt 120,8 triệu đồng/lượng
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025